Thứ sáu 22/11/2024 04:42

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.

Cam kết đồng hành lâu dài với các nhà sản xuất trong nước

Trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024, ngày 1/11/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm “Kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại ở nước ngoài”.

Tại tọa đàm, các chủ thể, hợp tác xã và doanh nghiệp được lắng nghe nhiều ý kiến của các doanh nghiệp phân phối trong và ngoài nước.

Ông Nguyễn Trọng Tuấn - Giám đốc khối Property & Format của hệ thống siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+/WiN (Wincommerce) - nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn đặt mục tiêu hỗ trợ sản phẩm Việt, ưu tiên sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa. Với tư cách là một nhà phân phối lớn, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành với các địa phương, các doanh nghiệp sản xuất, các hợp tác xã và nông hộ, nhằm phát triển bền vững nguồn hàng hóa cho hệ thống bán lẻ hiện đại WinMart/WinMart+/WiN trên toàn quốc, phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và khách du lịch quốc tế tới Việt Nam”.

Ông Nguyễn Trọng Tuấn - Giám đốc khối Property & Format của hệ thống siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+/WiN (Wincommerce) phát biểu tại toạ đàm. Ảnh: Phương Cúc

Về thị trường sản phẩm OCOP - “Mỗi xã một sản phẩm”, ông Tuấn nhận thấy: “Đây là nhóm hàng có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Với sự độc đáo trong nguyên liệu, quy trình sản xuất truyền thống và câu chuyện văn hóa từ mỗi vùng miền, sản phẩm OCOP dễ dàng thu hút người tiêu dùng. Nhờ vào việc tuân thủ các tiêu chuẩn sản xuất, quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt cũng như các chính sách hỗ trợ của nhà nước như xây dựng thương hiệu, phát triển bao bì, nhãn mác…, nhiều sản phẩm OCOP đã có chất lượng đáng tin cậy và có thể cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở thị trường quốc tế”.

Trong bối cảnh hội nhập, việc đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối bán lẻ không chỉ giúp tiêu thụ hàng hóa mà còn quảng bá hiệu quả các đặc sản địa phương tới người tiêu dùng. Hệ thống bán lẻ không chỉ là nơi giao thương mà còn là nơi giúp quảng bá sản phẩm OCOP hiệu quả hơn. Việc này không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm mà còn tạo ra niềm tin mạnh mẽ đối với thương hiệu địa phương.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, sản phẩm OCOP vẫn còn gặp một số khó khăn khi tiếp cận các hệ thống phân phối lớn. Một trong những trở ngại lớn nhất là quy mô sản xuất nhỏ, dẫn đến việc cung ứng không ổn định và khó đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là trong các mùa cao điểm. Thêm vào đó, việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe về giấy tờ pháp lý, tiêu chuẩn chất lượng và quy trình phân phối của các hệ thống bán lẻ hiện đại vẫn là thách thức không nhỏ đối với nhiều nhà cung cấp OCOP.

Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng đa phần các sản phẩm OCOP vẫn chưa có sức ảnh hưởng lớn về mặt thương hiệu so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường, đặt ra thách thức lớn về việc làm sao để sản phẩm OCOP nổi bật và tiếp cận được lượng lớn khách hàng.

Ngoài ra, việc vận chuyển hàng hóa cũng là một thách thức không nhỏ do các sản phẩm OCOP chủ yếu đến từ các vùng nông thôn, miền núi, đòi hỏi khả năng điều phối ổn định để sản phẩm đến tay người tiêu dùng kịp thời và đều đặn.

Bàn về nội dung này, ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc thương mại của hệ thống phân phối MM MegaMarket, cũng chỉ ra một số thách thức mà sản phẩm OCOP Việt cần lưu tâm.

Ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc thương mại của hệ thống phân phối MM MegaMarket. Ảnh Phương Cúc

Thứ nhất, các hệ thống phân phối nước ngoài có những cái tiêu chuẩn và quy chuẩn khác với nhau và tạo nên rào cản bước đầu cho các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt liên quan kim ngạch xuất khẩu của các nước khác nhau tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm có xuất khẩu được hay không.

Thứ hai, về chất lượng sản phẩm, tại nước ngoài yêu cầu chất lượng từ khâu đầu tiên đến cuối cùng phải như nhau, kiểm soát chất chẽ dung lượng thuốc bảo vệ thực vật hay cấu tạo sản phẩm. Tiếp tới, nếu không có chọn được đối tác xuất khẩu sẽ khó lên được kế hoạch sản xuất của cả năm và từ đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng.

Theo ông Toàn, năng lực của các chủ thể OCOP còn khá yếu, đặc biệt để đáp ứng các thị trường quốc tế khó tính như EU, Mỹ.. rất khó khăn, đòi hỏi quy trình và kiểm tra rất rõ ràng.

Thứ ba, khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là các sản phẩm của Trung Quốc có mẫu mã, bao bì, kiểu dáng bắt mắt. Về mặt này, Việt Nam chưa thực sự giỏi và linh hoạt.

Từ những điểm trên, Giám đốc thương mại của hệ thống phân phối MM MegaMarket lưu ý, các doanh nghiệp, hợp tác xã OCOP nên đổi mới sáng tạo bao bì và tìm hiểu văn hoá, xu hướng tiêu dùng của địa phương xuất khẩu tới. Chẳng hạn, tại thị trường Hàn Quốc - một thị trường mới nổi, đặc biệt chú trọng vào các sản phẩm nông sản. Một vài quốc gia như EU và Mỹ lại đặc biệt quan tâm tới chất lượng bao bì tái chế, kiểm soát chất lượng chặt chẽ...

Nỗ lực thúc đẩy sản phẩm OCOP vươn xa

Thấu hiểu những khó khăn mà các nhà sản xuất, hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm OCOP gặp phải, hệ thống siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+/WiN đã luôn nỗ lực để hỗ trợ các nhà sản xuất OCOP.

Một trong những hình thức hỗ trợ hiệu quả là việc ưu tiên trưng bày sản phẩm OCOP tại các vị trí thuận lợi trong siêu thị - từ kệ hàng chính cho đến các khu vực khuyến mại nổi bật. Điều này giúp sản phẩm OCOP thu hút sự chú ý của khách hàng, đặc biệt trong các chương trình ưu đãi lớn.

Hệ thống phân phối lớn luôn rộng cửa, tạo điều kiện cho sản phẩm OCOP vươn xa. Ảnh: Phương Cúc

Ngoài ra, hệ thống còn tạo điều kiện cho nhà cung cấp OCOP lựa chọn phương thức giao hàng linh hoạt, từ việc giao tại các kho trung chuyển của WinCommerce cho đến giao trực tiếp tới từng siêu thị và cửa hàng, giúp tối ưu hóa quy trình phân phối. Điều này giúp đảm bảo quy trình phân phối diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Song, để sản phẩm OCOP vào được hệ thống phân phối cũng như duy trì phát triển bền vững, đại diện hệ thống siêu thị và cửa hàng WinMart/WinMart+/WiN mong muốn các nhà cung cấp có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và liên tục cải tiến để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thứ nhất, các sản phẩm cần đảm bảo chất lượng cao, có uy tín và minh bạch về nguồn gốc xuất xứ; đặc biệt, trên tem nhãn hay bao bì của sản phẩm cần thể hiện rõ các thông tin về vị trí địa lý/ tỉnh thành/ địa danh xuất xứ của sản phẩm.

Thứ hai, giấy tờ pháp lý, hồ sơ sản phẩm và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Đây là điều kiện tiên quyết để các sản phẩm được trưng bày tại hệ thống siêu thị hiện đại, đảm bảo tính pháp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn.

Về kinh nghiệm hợp tác, trong thời gian qua, những sản phẩm OCOP chất lượng cao đã được bày bán thành công tại WinMart/WinMart+/WiN có thể kể đến là tương nếp bần Tâm Đức và bánh đậu xanh Hoàng Giang. Những sản phẩm này không chỉ khẳng định được thương hiệu thông qua chất lượng mà còn thông qua câu chuyện về nguồn gốc và văn hóa địa phương. Điều làm nên thành công của nhóm sản phẩm này không chỉ nằm ở chất lượng vượt trội, mà còn là sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà cung cấp và hệ thống bán lẻ.

Mục tiêu lớn hơn mà WinCommerce muốn hướng tới là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, không chỉ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước mà còn tạo tiền đề để sản phẩm OCOP Việt Nam vươn xa ra quốc tế. Chúng tôi cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nhà sản xuất OCOP, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến quy trình sản xuất, giúp sản phẩm OCOP Việt Nam khẳng định vị thế của mình. Đồng thời tiếp tục tạo điều kiện tối ưu cho việc đưa hàng hóa vào hệ thống bán lẻ, áp dụng trưng bày và quảng bá sản phẩm thông qua các chương trình khuyến mại”, ông Tuấn khẳng định.

Đồng tình với mục tiêu của ông Tuấn, Giám đốc thương mại của hệ thống phân phối MM MegaMarket cũng nhấn mạnh rằng: "Chúng tôi cam kết nếu các sản phẩm OCOP đảm bảo được chất lượng của địa phương hay cơ quan quản lý nhà nước và phù hợp với tiêu chuẩn của khách hàng, chúng tôi sẽ trưng bày và hỗ trợ tiếp cận với những khách hàng tiềm năng. Đó là một trong những trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của Việt Nam".

Phương Cúc
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất