Thứ ba 05/11/2024 11:21

Nhiều hoạt động đặc sắc ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ

Đồng bào dân tộc Khmer ở 12 tỉnh, thành phố sẽ tham gia ngày hội văn hóa với nhiều hoạt động như thi đấu thể thao, liên hoan văn nghệ...

Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ lần thứ VIII, năm 2022, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ - Bình đẳng, đoàn kết hội nhập và phát triển” và Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo dự kiến tổ chức vào đầu tháng 11/2022.

Theo đó, ngày hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 6 đến ngày 8/11/2022, với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào Khmer 12 tỉnh, thành phố (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, TP. Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh). Chương trình Ngày hội gồm các hoạt động: Thi đấu thể thao, liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn văn nghệ truyền thống giới thiệu trích đoạn lễ hội văn hóa truyền thống dân tộc, diễn tấu nhạc ngũ âm, trưng bày quảng bá ẩm thực Khmer…

Lễ hội Đua ghe Ngo thu hút nhiều người xem. Ảnh minh họa

Ông Trần Minh Lý - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng thông tin: Ngày hội và Lễ Óoc Om Bóc-Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2022 đã và đang chuẩn bị sẵn sàng. Theo đăng ký các tỉnh, đã có 56 ghe Ngo của 07 tỉnh đăng ký thi đấu, trong đó có 45 đội ghe Ngo nam và 11 đội ghe Ngo nữ. Sóc Trăng là địa phương có số đội ghe Ngo nhiều nhất 40 đội, kế tiếp là Bạc Liêu 9 đội, còn lại là các tỉnh khác. Số lượng tham dự đua ghe Ngo năm nay rất nhiều, trước đây chỉ có 50 ghe Ngo tham gia thi đấu.

Những lần tổ chức trước đây, chỉ trong 02 ngày đua ghe Ngo, Sóc Trăng đã thu hút khoảng 400.000 người đến tham quan, du lịch. Năm nay, Lễ hội Óoc Om Boc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2022 được tổ chức trong chuỗi sự kiện Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam bộ thì hứa hẹn sẽ thu hút nhiều người và du khách hơn.

Ngày hội là dịp tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; góp phần giữ gìn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Đồng thời, đây cũng là dịp giới thiệu, quảng bá, kích cầu du lịch; tạo không gian văn hóa để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc Khmer

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng