Thứ bảy 09/11/2024 00:35

Nét văn hóa truyền thống dân tộc Thái

Khi mùa xuân đến cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa của hoa ban nở, cũng là lúc đồng bào dân tộc Thái tưng bừng tổ chức lễ Xên bản. Đây là lễ cúng Thần bản hàng năm của người Thái, được dân bản coi như ngày hội đặc sắc của dân tộc mình.

Chuẩn bị cho lễ hội, dân bản cử đại diện là người nối dõi của dòng họ đầu tiên đến khai phá, xây dựng bản. Người đại diện bản mời thầy mo về cúng. 8 giờ sáng thầy mo mặc trang phục truyền thống đến trước bàn thờ và bắt đầu cúng, mời thần bản về dự lễ và hưởng thụ những lễ vật dân bản thành tâm dâng cúng.

Lễ vật gồm một đầu lợn (phải là lợn đen), hai con gà, một quả trứng, bát gạo, hương, nến. Thầy mo lấy một bung thóc, một chiếc chài quăng cá, một chiếc búa đặt lên bàn cúng rồi đọc lời cúng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua đuổi tà ma, đem lại sức khỏe, cuộc sống ấm no cho mọi nhà. Sau đó, thầy mo lấy một đoạn tre, bổ đôi rồi tung lên. Khi hai mảnh tre rơi xuống nếu được Xiếng (một úp một ngửa) đó là điềm tốt - lời cầu khấn đã được Giàng chấp nhận. Lễ cúng kéo dài khoảng 30 phút, sau đó mâm lễ sẽ đem mời thầy mo và người đại diện cho bà con trong bản. Người đại diện lấy một chung rượu cần mời thầy mo và bà con dân bản cùng ngồi ăn uống vui vẻ.

Đồng bào Thái tập trung tại nhà văn hóa để tổ chức cúng Xên bản
Thầy mo chuẩn bị lễ vật để thực hiện nghi lễ cúng
Hoạt động vui chơi, múa hát diễn ra trong lễ hội

Trống chiêng vang lên cũng là lúc nhiều trò chơi, múa hát dân gian diễn ra trong ngày lễ Xên bản. Các trò chơi trong dịp này chủ yếu là cù quay, ném còn, tó má lẹ, thi đối đáp, múa xoè... Người Thái quan niệm, vòng xòe càng rộng, tiếng chiêng trống càng vang xa, ném được nhiều còn qua vòng tròn thì năm đó đời sống dân bản càng no ấm, yên vui, gặp nhiều may mắn.

Cúng Xên bản là một nét đẹp văn hoá của dân tộc Thái giống như ngày hội làng của bà con miền xuôi. Đây là sinh hoạt văn hoá cộng đồng giúp cho đồng bào có điều kiện gần gũi và đoàn kết với nhau hơn, đồng thời cũng là dịp để ôn lại những truyền thống, bảo lưu văn hoá dân tộc.

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng