Thứ hai 21/04/2025 07:21

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.

Theo truyền thống trang phục phụ nữ dân tộc Lào mặc ở vùng Tây Bắc đều phải tự thu bông, kéo sợi, nhuộm vải, dệt và thêu hoa văn theo hoa tay của mình. Để hoàn thành một bộ trang phục gồm: Váy, áo, khăn trước ngực, khăn đội đầu những phụ nữ Lào phải mất ít nhất 1 đến 2 tháng vì phải tự tay làm hoàn toàn.

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc
Nghề dệt truyền thống của dân tộc Lào vẫn được duy trì, bảo tồn cho đến hôm nay

Với đồng bào dân tộc Lào ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam, nghề dệt truyền thống đã phát triển và vẫn được duy trì, bảo tồn cho đến hôm nay. Đặc biệt, hoa văn trên vải thổ cẩm Lào thể hiện những giá trị văn hóa biểu trưng trong đời sống lao động và sinh hoạt của đồng bào dân tộc Lào.

Hoa văn trên vải thổ cẩm Lào thể hiện những giá trị văn hóa

Đồng bào dân tộc Lào thường dệt hoặc thêu nhiều loại hoa văn lên vải thổ cẩm, dùng làm áo, váy, khăn cài chéo. Phổ biến nhất là hoa văn họa tiết cách điệu hình con rồng 2 đầu, con chim công 2 đầu, con hổ, đôi rắn quấn vào nhau, cây cối, quả trám, hình chùa tháp nhiều tầng, hình người cưỡi voi…

Mỗi nét hoa văn, họa tiết trên trang phục phụ nữ dân tộc Lào thể hiện nét tinh hoa văn hóa dân gian

Mỗi nét hoa văn, họa tiết trên trang phục phụ nữ dân tộc Lào thể hiện nét tinh hoa văn hóa dân gian đã được chọn lọc, gìn giữ và truyền lại qua nhiều thế hệ, gắn với nhiều sự tích khác nhau, mang ý nghĩa bảo vệ sức khỏe, sự may mắn cho người sử dụng trang phục.

Để làm được 1 bộ trang phục phải trải qua rất nhiều công đoạn

Được biết, để làm được 1 bộ trang phục phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ việc chọn nguyên liệu tơ tằm, bông hay lanh, kéo sợi, nhuộm màu, dệt vải, thêu hoa văn họa tiết, cắt may... tất cả được làm hết sức tỉ mỉ, thủ công với những công cụ thô sơ.

Phụ nữ Lào thường mặc áo ngắn
Váy được dệt công phu, cẩn thận, họa tiết cầu kỳ ở phần chân váy

Phụ nữ Lào thường mặc áo ngắn và mặc thân váy dài thắt ngang ngực, buông ngang tầm bắp chân. Gấu váy thêu hoa văn màu tươi sáng rực rỡ như hình cây lá, chim muông, quả trám... Bên cạnh áo ngắn, loại áo dài của phụ nữ Lào cũng được may bằng vải nhuộm, theo kiểu tứ thân, mở ngực, cài cúc, phía sau có đường nối giữa lưng. Ngoài váy và áo, phụ nữ Lào thường có thêm phụ kiện như thắt lưng, khăn đội đầu, trâm bạc cài tóc…càng tôn nên vẻ duyên dáng của phụ nữ Lào.

Ngoài áo váy phụ nữ dân tộc Lào thường có thêm khăn quàng chéo trước ngực và trâm bạc cài tóc

Tuy nhiên, tùy từng địa phương mà trang phục phụ nữ Lào có những thay đổi như kiểu áo cánh ngắn bó thân với hàng khuy bạc phổ biến ở tỉnh Sơn La. Trong khi đó, ở vùng Điện Biên, phụ nữ Lào mặc áo gần giống với áo của người Khơ Mú, đó là chiếc áo dài tay, lửng trước ngực với hàng khuy bạc. Trước ngực được quàng chéo chiếc khăn “phạ biềng”. Để tôn thêm dáng vóc thon thả, phụ nữ Lào thắt thêm chiếc dây thắt lưng bằng đồng hay bằng bạc gọi là “khiểm khắt” và quấn trên đầu chiếc khăn “phạ phe”.

Phụ nữ Lào tỉnh Điện biên còn có thêm chiếc khăn đội đầu

Ngày nay với sự phát triển và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, có sự giao thoa văn hóa càng khiến cho trang phục của phụ nữ dân tộc Lào cũng có sự thay đổi. Hiện nay, phụ nữ Lào cũng đã cách tân trong trang phục của mình. Thay vì phải ngồi khung cửi dệt vải hàng giờ đồng hồ, thêu từng đường kim mũi chỉ, kéo sợi tằm, nhuộm vải đến hàng tháng thì họ lại thay đổi bằng những bộ trang phục có màu sắc rực rỡ, may đo theo hình tiết hoa văn của người dân tộc Kinh, Cách tân từ màu váy đen truyền thống sang những chiếc váy đủ màu sắc may các loại hoa văn theo yêu cầu người sử dụng; từ chiếc áo ngắn chuyển đổi thành chiếc áo dài qua eo phần đuôi bồng bềnh thiết kế theo thời thượng.

Dù có chút thay đổi nhưng trang phục phụ nữ Lào vẫn giữ được bản sắc của dân tộc mình

Đến nay trang phục phụ nữ dân tộc Lào có sự thay đổi ít nhiều, nhưng có thể thấy đồng bào vẫn ý thức được việc gìn giữ bản sắc và duy trì được nét văn hóa độc đáo trên trang phục của mình.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: trang phục

Tin cùng chuyên mục

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên