Chủ nhật 22/12/2024 23:23

Lợi ích tôn giáo gắn liền với lợi ích quốc gia, dân tộc

Sáng 9/8, tại TP. Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự cuộc gặp mặt, biểu dương 126 chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm lớn đối với tôn giáo và những chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, mỗi tôn giáo ở nước ta tuy có lịch sử hình thành và đặc điểm khác nhau nhưng mọi tôn giáo đều tồn tại trong lòng dân tộc; lợi ích của từng tôn giáo cũng gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là những chủ trương cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng trân trọng ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp to lớn của các tôn giáo và đồng bào có đạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời mong muốn được nghe những ý kiến đóng góp thiết thực, những tiếng nói tự trái tim của các chức sắc, chức việc tôn giáo.

Đồng bào tôn giáo đã và đang có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước

Chia sẻ tại cuộc gặp mặt, các chức sắc tôn giáo đều khẳng định tinh thần hành đạo gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”. Thực tế, các tôn giáo ngày nay đang tích cực nhập thế, hiện diện và có đóng góp trên nhiều lĩnh vực của xã hội. Đường hướng hành đạo của các tôn giáo đều hướng tới mục tiêu đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp. Đó là: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo; “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo; “Sống phúc âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc” của đạo Tin lành; “Nước vinh, đạo sáng” của đạo Cao Đài; “Vì đạo pháp, vì dân tộc” của Phật giáo Hòa Hảo... Nói một cách hình ảnh như ý kiến của chức sắc Đạo Cao Đài đó là: “bàn thờ tôn giáo có nhiều nhưng bàn thờ Tổ quốc có một”. Các chức sắc, chức việc tôn giáo đã và đang sẵn sang “phục vụ người nghèo khổ bằng cả trái tim” …

Cụ thể hơn, một số chức sắc, chức việc các tôn giáo còn bày tỏ nguyện vọng được tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực từ thiện, giáo dục, y tế. Đồng thời, sẽ có thêm nhiều cuộc tọa đàm, gặp mặt để Chính phủ lắng nghe, giải quyết kịp thời góp ý, đề xuất của các chức sắc, chức việc, tín đồ.

Thủ tướng thăm hỏi và yêu cầu các chức sắc, chức việc nêu cao tinh thần cảnh giác, không để các thế lực lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phá hoại khối đoàn kết dân tộc

Đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chức sắc, chức việc tôn giáo, Thủ tướng cho rằng: Những điểm tương đồng giữa tôn giáo với xã hội, giữa giáo lý, giáo luật với các quy định của pháp luật Nhà nước ngày càng được phát huy.

Với những giáo lý nhân văn, bác ái của mình, các tôn giáo ở Việt Nam đã cụ thể hóa thành những hành động thiết thực, cứu người, giúp đời, chung tay cùng đồng bào tôn giáo và đồng bào không có tôn giáo xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Những giá trị văn hóa tốt đẹp, tiến bộ của tôn giáo đã góp phần tạo nên sự phong phú, đặc sắc của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Thủ tướng, trong đời sống xã hội, vẫn còn một số hiện tượng tín ngưỡng mới, tà đạo hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, trái thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian, tiền bạc của nhân dân. Đâu đó vẫn còn tình trạng lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, gây phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.

Với phương châm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo hành động để phục vụ nhân dân tốt hơn nữa, Thủ tướng mong muốn các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tổ chức đại diện cho 43 tôn giáo tiếp tục đồng hành cùng với Chính phủ và chính quyền các cấp, gương mẫu, trách nhiệm, tận tụy, hướng dẫn, động viên chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo thực hiện đúng phương châm, đường hướng hành đạo gắn bó đồng hành với dân tộc. Bởi lợi ích của từng tôn giáo cũng gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Song song với đó, các bộ, ngành chức năng, đặc biệt các địa phương cần tập trung cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về công tác tôn giáo, phát huy vai trò tích cực của các tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Nguyên tắc chung là phải nhìn nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo trên tinh thần thượng tôn pháp luật và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tôn giáo của mọi người dân” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhiều chức sắc, chức việc, nhà tu hành và lãnh đạo các tổ chức tôn giáo thực sự là tấm gương để quần chúng tín đồ noi theo

Với tinh thần chia sẻ, thấu hiểu… cuộc gặp mặt, biểu dương các chức sắc, chức việc tôn giáo đã diễn ra trong không khí trang trọng, ấm cúng… Những ý kiến phát biểu, xây dựng tại cuộc gặp mặt được kỳ vọng sẽ tác động tích cực hơn nữa đến đường hướng hành đạo của các tổ chức tôn giáo, thúc đẩy các hoạt động tôn giáo phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của người dân Việt Nam.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu