Thứ bảy 26/04/2025 21:57

Kon Tum: 900 em học sinh tham gia trình diễn cồng chiêng, múa xoang

Gần 900 em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số trình diễn cồng chiêng, múa xoang, mang đậm nét đặc trưng của cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Sáng 12/11, tại tỉnh Kon Tum, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức chương trình Hội diễn cồng chiêng, múa xoang dành cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn.

Gần 900 học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia biểu diễn cồng chiêng, múa xoang

Hội diễn thu hút 18 đơn vị với gần 900 em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia trình diễn với nhiều phần trình diễn đẹp mắt, mang đậm nét đặc trưng của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nổi bật như phần tái hiện Lễ mừng lúa mới của người Bahnar; Lễ Pơ Thi (bỏ mả) của người Gia Rai và Lễ cúng nước giọt...

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum-Đinh Thị Lan cho biết, Hội diễn là dịp để thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, tạo không khí vui chơi lành mạnh, bổ ích, trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Thông qua Hội diễn, giúp khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh các trường, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Theo Ban tổ chức cho biết thêm, Hội diễn không chỉ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”, đây còn là dịp để các em học sinh nhận thức và hiểu sâu hơn các giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Em Y Sê Ba (lớp 7, Trường trung học cơ sở xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei) chia sẻ, đây là lần đầu tiên em được nhà trường chọn tham gia biểu diễn cồng chiêng và múa xoang. "Em cảm thấy rất vui và tự hào khi được trình diễn những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình", em Y Sê Ba nói.

Hội diễn chồng chiêng nhằm góp phần gìn giữ, phát huy văn hóa tinh thần của các dân tộc ở các cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Hội diễn cồng chiêng, múa xoang học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Kon Tum hướng đến chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) và nâng cao tình yêu nghệ thuật truyền thống, tạo cơ hội để thế hệ trẻ tiếp cận, giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc. Từ đó, cho ra đời nhiều đội cồng chiêng “nhí” tại trường học, tạo tiền đề cho việc tiếp nối giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc ở các cộng đồng.

Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005, sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2008.

Tuy nhiên, do đặc điểm và nhiều nguyên nhân khác nhau, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên có nguy cơ mai một. Để gìn giữ và phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc, trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh các hoạt động dạy học gắn với cồng chiêng, múa xoang vào trường học, hầu hết học sinh rất yêu thích và mong muốn phát huy văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

Phúc Lâm
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía