Chủ nhật 22/12/2024 14:56

Kinh phí xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu được chi ra sao?

Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.

Bộ Tài chínhđang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại và xây dựng, phát triển thương hiệu.

Theo dự thảo, nguồn kinh phí thực hiện Chương trình từ các nguồn sau: Ngân sách nhà nước cấp hàng năm phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ; đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia; tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hỗ trợ là: Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.

Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương. Ảnh: Đỗ Nga

Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện các đề án xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình có trách nhiệm đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình cấp quốc gia về xây dựng, phát triển thương hiệu được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì thực hiện Chương trình.

Dự thảo quy định mức chi thực hiện Chương trình như sau: Chi tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước kết nối giao thương, thanh toán chế độ công tác phí cho người đi công tác trong nước thực hiện xúc tiến thương mại quốc gia; xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

Chi công tác phí cho cán bộ, công chức, viên chức được cử tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài (hội nghị, hội thảo, triển lãm,...), tham gia các đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.

Chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam; đón các đoàn nước ngoài vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường và giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 71/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước.

Chi xây dựng cơ sở dữ liệu, duy trì trang thông tin điện tử về sản phẩm; chi hoạt động công nghệ thông tin phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường: Thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các quy định liên quan.

Chi thuê chuyên gia tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước.

Chi tuyên truyền, quảng bá, cung cấp thông tin, xây dựng và phát hành các ấn phẩm phục vụ chương trình xúc tiến thương mại: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BTTTT ngày 30/11/2021 của Bộ Thông tin truyền thôngng ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động báo in, điện tử; Thông tư số 42/2020/TT-BTTTT ngày 31/12/2020 của Bộ Thông tin và truyền thông ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật hoạt động xuất bản; các định mức kinh tế-kỹ thuật, đơn giá được cơ quan có thẩm quyền ban hành và các chế độ, định mức chi tiêu quy định hiện hành của nhà nước.

Đối với các khoản chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu quốc gia chưa được quy định chế độ chi tiêu: Thực hiện chỉ theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ và quy định của pháp luật về đấu thầu và không vượt quá tổng dự toán kinh phí cho nhiệm vụ này đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025