Huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang): Sản phẩm OCOP góp phần phát triển du lịch

Là huyện vùng cao biên giới phía Tây của Hà Giang, Hoàng Su Phì đẩy mạnh phát triển du lịch nhờ cảnh sắc thiên nhiên và các sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc.
Huyện Hoàng Su Phì: Nỗ lực bảo tồn cây chè Shan tuyết Hoàng Su Phì (Hà Giang) phát triển sản phẩm OCOP mận máu trở thành hàng hóa

Bên cạnh đó, các sản phẩm OCOP của huyện Hoàng Su Phì cũng góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương.

Hoàng Su Phì (Hà Giang) các sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy phát triển du lịch
Các sản phẩm chè Hoàng Su Phì đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 - 4 sao cấp tỉnh và 5 sao cấp quốc gia

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, từ tháng 3/2018 đến nay, huyện Hoàng Su Phì đã có 17 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao cấp tỉnh. Đặc biệt, Hoàng Su Phì đã có 2 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia, đó là: hồng trà hộp 100 gam và trà xanh hộp 100 gam của Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên. Các sản phẩm OCOP của địa phương chủ yếu là của bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP, Hoàng Su Phì đã phát huy nguồn lực và tập trung khai thác thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, huyện đã ban hành kế hoạch và danh mục phát triển các sản phẩm OCOP đối với các vùng sinh thái cụ thể. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP phục vụ cho phát triển du lịch, huyện đã tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến các sản phẩm OCOP, nhất là các sản phẩm OCOP thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Có thể kể đến một số sản phẩm OCOP chủ yếu của huyện Hoàng Su Phì đạt tiêu chuẩn từ 3 - 4 sao cấp tỉnh là: Mận máu, chè Shan tuyết Hạnh Quang hộp 200 gram của Hợp tác xã chế biến chè Hạnh Quang, gạo dui Bản Luốc của Hợp tác xã chế biến nông sản Ngọc Thanh, trà xanh hộp 200 gram và trà đen hộp 100 gram của Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, hồng trà Túng Sán của Hợp tác xã thương mại dịch vụ và chế biến nông lâm sản Hoàng Su Phì, rượu thóc hạ thổ Nàng Đôn của Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Hoàng Su Phì, cá chép ruộng…

Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP của Hoàng Su Phì được gắn với các sản phẩm du lịch của huyện. Từ đó, các sản phẩm OCOP đã góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của huyện một cách hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, phát triển du lịch đã góp phần tiêu thụ và mở rộng phát triển các sản phẩm OCOP của huyện.

Hoàng Su Phì (Hà Giang) các sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy phát triển du lịch
Bà con dân tộc Dao xã Tụ Nhân, huyện Hoàng Su Phì thu hái chè Shan tuyết cổ thụ

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, Hoàng Su Phì đã đẩy mạnh thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuât vào sản xuất, chế biến và đóng gói, thiết kế mẫu mã cho sản phẩm...; đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm OCOP. Nhờ đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đây cũng chính là một trong các chủ trương lớn trong xây dựng nông thôn mới và mở rộng phát triển du lịch gắn với công tác giảm nghèo bền vững của Hoàng Su Phì.

Đặc thù về thời tiết khí hậu và nông hóa thổ nhưỡng đã tạo cho Hoàng Su Phì các loại chè Shan tuyết và Shan tuyết cổ thụ có hương vị thơm ngon đặc trưng, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận và cũng là món quà quý đối với du khách khi lên tham quan và du lịch Hoàng Su Phì.

Vì vậy, trong những năm qua, thực hiện chủ trương của tỉnh, Hoàng Su Phì đã đẩy mạnh công tác bảo tồn và khai thác có hiệu quả các diện tích chè Shan tuyết cổ thụ. Ngoài ra, Hoàng Su Phì cũng chỉ đạo các ngành chuyên môn và người trồng chè đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng các diện tích chè Shan.

Ông Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết: Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP của huyện đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương. Ngoài ra, các sản phẩm OCOP của huyện đã góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân trực tiếp làm ra sản phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm OCOP cũng đã khai thác được lợi thế của địa phương, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Phạm Văn Phú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xem thêm