Thứ ba 24/12/2024 06:05

Hoa Kỳ tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Năm 2022, thị phần chè của Việt Nam tăng trong tổng lượng nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho biết, nhập khẩu chè của thị trường Hoa Kỳ trong năm 2022 đạt 121,5 nghìn tấn, trị giá 516,2 triệu USD, tăng 4,8% về lượng và tăng 2% về trị giá so với năm 2021. Giá chè nhập khẩu trung bình đạt 4.249,3 USD/ tấn, giảm 2,6% so với năm 2021.

Hoa Kỳ tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Hoa Kỳ nhập khẩu chè chủ yếu từ thị trường Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ trong năm 2022, lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 61% tổng lượng chè nhập khẩu.

Trong đó, Hoa Kỳ tăng tỷ trọng nhập khẩu chè từ Trung Quốc và giảm tỷ trọng nhập khẩu chè từ Argentina và Ấn Độ. Nhập khẩu chè từ Trung Quốc đạt 14,9 nghìn tấn, trị giá 64,4 triệu USD, tăng 22,2% về lượng và tăng 17,9% về trị giá so với năm 2021.

Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 5 cho Hoa Kỳ trong năm 2022, đạt 6,4 nghìn tấn, trị giá 9,8 triệu USD, tăng 10,6% về lượng và tăng 18,4% về trị giá so với năm 2021. Tỷ trọng nhập khẩu chè từ Việt Nam chỉ chiếm 5,2% trong năm 2022, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm 2021.

Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều nhất là chè đen trong năm 2022, đạt 103 nghìn tấn, trị giá 322,8 triệu USD, tăng 5,1% về lượng và tăng 8,5% về trị giá so với năm 2021. Trong đó, Argentina và Ấn Độ là 2 thị trường cung cấp chính. Việt Nam chỉ cung cấp một lượng chè đen nhỏ tới Hoa Kỳ, chiếm 5,6% tổng lượng chè đen xuất khẩu.

Với chè xanh, năm 2022, Hoa Kỳ nhập khầu 16,6 nghìn tấn, trị giá 185,8 triệu USD, giảm 0,2% về lượng và giảm 3,1% về trị giá so với năm 2021. Trong đó, Hoa Kỳ nhập khẩu chè xanh nhiều nhất từ Trung Quốc, đạt 6,99 nghìn tấn, trị giá 38,4 triệu USD, tăng 20,2% về lượng và tăng 20,7% về trị giá so với năm 2021. Tiếp theo là nhập khẩu từ Nhật Bản, thị trường Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hoa Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?