Thứ ba 26/11/2024 06:38

Hòa Bình: Tận dụng tiềm năng, thế mạnh tạo đột phá trong xây dựng nông thôn mới

Năm 2023, tỉnh Hòa Bình đặt ra mục tiêu có thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chuẩn hoá từ 16 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao trở lên.

Tính đến năm 2022, toàn tỉnh Hòa Bình đã có 123 sản phẩm OCOP (24 sản phẩm 4 sao và 99 sản phẩm 3 sao); thực hiện chuẩn hoá 2 sản phẩm OCOP 5 sao (dự kiến sẽ trình Hội đồng đánh giá xếp hạng cấp Quốc gia năm 2023).

Điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP tại phường Phương Lâm, Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình). Ảnh Sông Thao - nongnghiephuucovn.vn

Đối với việc thực hiện bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 56,6% (vượt 33% kế hoạch đề ra); bình quân tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh đạt 16 tiêu chí/xã.

Toàn tỉnh có 21 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 60 khu dân cư kiểu mẫu, 174 vườn mẫu. TP. Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018. Huyện Lương Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, huyện Lạc Thủy đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Về thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đến hết năm 2022, tổng số đơn vị cấp huyện thực hiện xây dựng nông thôn mới là 10/10, trong đó, có 3 đơn vị cấp huyện đã được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí là 2 xã; từ 10 - 14 tiêu chí là 54 xã, không có xã đạt dưới 10 tiêu chí trên địa bàn toàn tỉnh.

Các địa phương (xã, huyện) đã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tiếp tục thực hiện xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao.

Để thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 38/2022/QĐ-UBND ngày 10/10/2022 quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hoà Bình.

Bên cạnh đó, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù cho từng địa phương, trong đó, tập trung vào các nội dung: Hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn; xây dựng, bổ sung hạng mục phụ trợ trong trường học; xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa thôn, xóm, bản theo phong tục tập quán của từng dân tộc thiểu số; xây dựng, nâng cấp, sửa chữa công trình chợ tại xã; xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại các thôn, xóm, bản;…

Đồng thời, UBND tỉnh giao cho các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình chuyên đề nhằm góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn. Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn; giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Luôn xác định xây dựng nông thôn mới là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Do đó, trong năm 2023, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bám sát tình hình thực tế, tận dụng những tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tạo sự đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Theo đó, tỉnh đặt ra mục tiêu, có thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 79 xã (đạt 61,2%). Các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Bình quân tiêu chí nông thôn mới của tỉnh đạt 16,2 tiêu chí/xã. Chuẩn hoá từ 16 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao trở lên.

Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân nông thôn: Giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế…; tạo mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.

Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách nhằm huy động nguồn lực, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu dung nhiều lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn.

Song song đó, từng bước chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ, người dân nhằm phát huy tinh thần chủ động, tự nguyện, tự giác, phát huy nội lực, tham gia đóng góp tích cực cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại