Thứ ba 26/11/2024 04:56

Hiệu quả từ liên kết xúc tiến thương mại giữa các tỉnh thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Các hoạt động xúc tiến thương mại tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã mang lại cơ hội để các hợp tác xã, doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác.

Nằm trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị, sở Công Thương các tỉnh thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đạt hiệu quả cao.

Mới đây, tại tỉnh Gia Lai đã diễn ra "Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2022". Hội chợ là một trong những hoạt động thiết thực giúp các hợp tác xã chia sẻ cơ hội hợp tác kinh doanh; xúc tiến thương mại phát triển sản phẩm hàng hóa, tiếp cận trực tiếp các đơn vị xuất nhập khẩu, nhà phân phối hàng hóa trong và ngoài nước.

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2022

Đại diện UBND tỉnh Gia Lai cho biết, Gia Lai hiện có 386 Hợp tác xã với 214 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó, có 25 sản phẩm 4 sao và 189 sản phẩm 3 sao. Hội chợ là một trong những hoạt động thiết thực nhằm giúp các hợp tác xã tỉnh Gia Lai nói riêng và các hợp tác xã cả nước nói chung có dịp quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm hàng hóa. Đây cũng là cơ hội để các Hợp tác xã, doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, cơ hội kinh doanh, gặp gỡ và chia sẻ những thành tựu của các hợp tác xã, doanh nghiệp.

Với thành phố Đà Nẵng, là địa phương được chọn để tổ chức hội nghị “Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực miền Trung – Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại” vào tháng 7/2022 vừa qua, bà Lê Thị Kim Phương - Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, các hoạt động kết nối giao thương, trưng bày giới thiệu sản phẩm tổ chức tại thành phố Đà Nẵng đã góp phần hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung, doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng nói riêng tìm được cơ hội hợp tác, xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm của doanh nghiệp trực tiếp hoặc thông qua các hệ thông phân phối nước ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của mỗi địa phương.

“Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố Đà Nẵng gồm dệt may, thủy sản, thiết bị điện và sản phẩm điện tử, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gỗ, cao su thành phẩm, đồ chơi trẻ em đều có mức tăng trưởng ấn tượng. Đến nay, các doanh nghiệp Đà Nẵng đã xuất khẩu đi khoảng 120 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó, chủ yếu tập trung ở các thị trường: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU...” bà Phương thông tin.

Các hoạt động kết nối giao thương, trưng bày giới thiệu sản phẩm đã góp phần hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp khu vực miền Trung – Tây Nguyên tìm được cơ hội hợp tác, xuất khẩu hàng hoá

Ông Đinh Văn Phúc – Giám đốc Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Nam cho hay trong năm nay, ngành Công Thương tỉnh Quảng Nam đã tổ chức, tham gia nhiều chương trình xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh và ở các tỉnh, thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên như: Hội chợ chương trình kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp các sản phẩm tiềm năng xuất khẩu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu; Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên; Các hội chợ, hội nghị thương mai, kết nối cung cầu tại các tỉnh như: TP Đà Nẵng, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum…

“Việc liên kết tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại giữa các địa phương đã tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị có cơ hội quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm đối tác, tăng cường kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm chủ lực của từng tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị nắm được tình hình cung - cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, tiêu chuẩn sản phẩm để có chiến lược cải tiến, đầu tư sản xuất phù hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định và phát triển”, ông Phúc nói.

Ông Phúc cũng đề xuất trong thời gian tới cần đẩy mạnh các chương trình kết nối giao thương, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa tại khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung để các doanh nghiệp mở rộng cơ hội quảng bá sản phẩm tỉnh, thành địa phương mình đến với các tỉnh, thành khác.

Các chương trình xúc tiến thương mại tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua

Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, việc triển khai các đề án cấp quốc gia về xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã ở các địa phương là hết sức cần thiết nhằm kết nối giao thương, tăng cường kết nối cung cầu nội địa, tiêu thụ sản phẩm trong nước, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước với sức tiêu thụ của người dân. Đồng thời sẽ hỗ trợ các nhà cung ứng địa phương kết nối với các doanh nghiệp chế biến, thu mua xuất khẩu, các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế, qua đó các sản phẩm tiềm năng của các địa phương tại Việt Nam sẽ dần dần thâm nhập và phát triển tại thị trường quốc tế.

“Thời gian qua, các chương trình hoạt động xúc tiến thương mại đã phát huy hiệu quả và cho thấy nhu cầu, sự cần thiết của các hoạt động xúc tiến thương mại cho các vùng miền. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại cho biết thêm.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch