Thứ sáu 22/11/2024 11:15

Hiện chỉ có 13 dự án FDI nông nghiệp của Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam

Tính đến hết tháng 12/2022, chỉ có 13 dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp còn hiệu lực, chiếm chưa tới 1,3% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 8/11, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho biết, Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại và đầu tư quan trong hàng đầu của Việt Nam. Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây và đã hai năm liên tiếp đạt mốc trên 100 tỷ USD.

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi thế giới và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ.

Hiện chỉ có 13 dự án FDI nông nghiệp của Hoa Kỳ đầu tư tại Việt Nam

Về đầu tư, Hoa Kỳ cũng đứng thứ 11 trên tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký FDI còn hiệu lực tính đến tháng 10/2023 là 11,8 tỷ USD và 1.306 dự án.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp từ Hoa Kỳ đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam với những dự án quy mô lớn, góp phần tạo dựng cho Việt Nam chỗ đứng ngày càng vững chắc trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

“Việt Nam và Hoa Kỳ đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9 vừa qua nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Hy vọng rằng, trong thời gian tới đây, những hợp tác mới mang tính đột phá, sâu sắc và hiệu quả sẽ được triển khai giúp Việt Nam thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu”, ông Tuấn bày tỏ kỳ vọng.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nhận định, đầu tư của doanh nghiệp Hoa Kỳ vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 12/2022, tổng các dự án FDI của Hoa Kỳ còn hiệu lực trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ là 13 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 149 triệu USD, chiếm chưa tới 1,3% tổng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Có thể con số này chưa thể hiện tình hình thực sự trong đầu tư của Hoa Kỳ vào nông nghiệp Việt Nam do nhiều doanh nghiệp Hoa kỳ đầu tư vào Việt Nam thông qua các công ty con ở các thị trường khác như Singapore, Hồng Kông… Nhưng số liệu ít ỏi này cũng cho thấy khoảng trống lớn trong hợp tác đầu tư có thể lấp đầy qua khai thác tốt hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của hai bên.

Theo đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Hoa Kỳ với thế mạnh về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có thể hợp tác với phía Việt Nam để cùng phát triển một ngành nông nghiệp sôi động, hiện đại và bền vững, không chỉ mang lại lợi ích cho đất nước mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Ông Nguyễn Trường Duy - đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, ngành nông nghiệp thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước quan tâm, tìm hiểu và đã đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt là các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Giai đoạn 2012 - 2020, số lượng các doanh nghiệp nông lâm thủy sản tăng gần 3,1 lần, từ 3.517 doanh nghiệp lên 10.766 doanh nghiệp. Riêng năm 2018 có 1.847 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Nếu tính cả doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và doanh nghiệp thương mại hàng lương thực thực phẩm thì có gần 50.000 doanh nghiệp.

Việc đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp giảm tác động đến biến đổi khí hậu từ sản xuất nông nghiệp; nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng chung; tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao, nâng cao hiệu quả đầu tư; tạo được kênh kết nối thị trường tiêu thụ, đảm bảo sự thông suốt nguồn cung lương thực, thực phẩm…

Về phía Hoa Kỳ, ông Marc Elrich - Thị trưởng hạt Montgomery, bang Maryland – đánh giá, sự tham gia của các cơ quan Hoa Kỳ tại diễn đàn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho các sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước này.

Ông Marc Elrichcho cũng rằng hai bên cần tăng cường kết nối không chỉ ở các cơ quan quản lý nhà nước mà còn từ cấp các trường đại học, viện nghiên cứu, nơi có nguồn thông tin quý giá, tạo cơ sở để các doanh nghiệp xúc tiến kết nối, đầu tư.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024