Thứ bảy 10/05/2025 12:11

Thái Bình - 'Địa chỉ vàng' đầu tư của các doanh nghiệp

Với việc áp dụng chuyển đổi số sâu rộng, Thái Bình trở thành điểm sáng, 'địa chỉ vàng' đầu tư của các doanh nghiệp.

Những dự án nghìn tỷ

2023 là năm Thái Bình chứng kiến "làn sóng" đầu tư chưa từng có. Thu hút vốn FDI của tỉnh đạt gần 3 tỷ USD, gấp gần 4,4 lần so với năm 2022. Với kết quả đó, Thái Bình tự hào đứng trong tốp 5 toàn quốc cùng các tỉnh, thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh...

Trên đà phát triển, trong năm 2024, thu hút đầu tư của tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực. Số liệu từ UBND tỉnh Thái Bình cho biết, tính đến ngày 20/11, thu hút vốn đầu tư năm 2024 của Thái Bình đạt 38.088,1 tỷ đồng, trong đó, có 154 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đăng ký 26.444 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước; vốn FDI đạt 958 triệu USD. Nhiều dự án đầu tư FDI trị giá hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng đã, đang và sẽ được khởi công trên địa bàn tỉnh.

Một góc khu công nghiệp VSIP Thái Bình. Ảnh: Thùy Dương

Có thể kể đến dự án trị giá trên 200 triệu USD đang được Tập đoàn Công nghiệp gốm sứ Hoa Liên (Trung Quốc) lên kế hoạch tại tỉnh hay dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học được quy hoạch trên địa giới các xã: Trang Bảo Xá, An Vinh và Đông Hải của huyện Quỳnh Phụ, với diện tích hơn 334 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến 3.800 tỷ đồng.

Đặc biệt, năm 2025, siêu dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình do Tập đoàn Tokyo Gas, Công ty Điện lực Kyuden của Nhật Bản và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam là nhà đầu tư sẽ chính thức được khởi công tại Thái Bình. Nhà máy có tổng công suất thiết kế khoảng 1.500 MW cùng tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD.

Đẩy mạnh chuyển đổi số cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Không phải ngẫu nhiên mà năm 2024 nói riêng, những năm gần đây nói chung, Thái Bình trở thành điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI của cả nước.

Một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Thái Bình đạt được kết quả đó chính là sự đồng hành, lắng nghe, giải quyết kịp thời những khó khăn, đề xuất của doanh nghiệp của chính quyền tỉnh. Doanh nghiệp đến với Thái Bình sẽ luôn được tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình từ nghiên cứu, khảo sát và triển khai thực hiện dự án.

Cùng với đó, tỉnh còn chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, tháo gỡ các “điểm nghẽn”, “nút thắt” và vướng mắc trong thu hút đầu tư. Đồng thời, chú trọng phát triển hạ tầng giao thông kết nối các trục giao thông đầu mối trong tỉnh với các trung tâm kinh tế của vùng duyên hải Bắc Bộ; tuyến liên kết vùng, trục hành lang nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư.

Hạ tầng giao thông, công nghiệp cũng được tỉnh chú trọng đầu tư. Trên địa bàn tỉnh, đã thành lập khu kinh tế với diện tích 30.583 ha, trong đó, có trên 8.000 ha đất phát triển công nghiệp. Đồng thời, tại 10 khu công nghiệp và 49 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng gần 3.000 ha đã xây dựng cơ sở hạ tầng, sẵn sàng chào đón nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Ngoài ra, trong năm 2024, tỉnh Thái Bình cũng tổ chức nhiều đoàn công tác xúc tiến đầu tư tại các quốc gia như Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Trung Quốc... Trong đó, chú trọng thu hút đầu tư gắn với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, không thu hút đầu tư bằng mọi giá; ưu tiên thu hút đầu tư từ các đối tác có công nghệ cao.

Đặc biệt, chuyển đổi sốđã tác động sâu rộng đến cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh cũng đã tập trung nguồn lực để triển khai các chương trình, đề án, dự án quan trọng như: Dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện nền tảng chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình; Đề án xây dựng đô thị thông minh tỉnh Thái Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… Đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; 8/8 UBND các huyện, thành phố cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ứng dụng công nghệ số có ý nghĩa quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, cụ thể hóa những nội dung, mục tiêu cơ bản về chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh, bền vững và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế của tỉnh.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng đã nhận thức tốt về ứng dụng công nghệ số và quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, toàn tỉnh Thái Bình hiện có 7.249 doanh nghiệp đã tiếp cận và sử dụng các nền tảng ứng dụng công nghệ số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán điện tử... Số lượng DN trên địa bàn tỉnh nộp thuế điện tử là 7.097/7.249 đạt 97.90%; số lượng doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử 7.249/7.249 đạt 100%.

Với những lợi thế và tiềm năng phát triển của tỉnh Thái Bình, cùng với các cơ chế ưu đãi minh bạch và tinh thần cầu thị, sẵn sàng hợp tác, quyết tâm cao của đội ngũ lãnh đạo tỉnh Thái Bình, chắc chắn địa phương này sẽ là điểm đến tin cậy cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

Đà Nẵng: Vùng dưa nức tiếng Trường Định được mùa

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Ông Hoàng Nam làm Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới

Trên 99% cử tri Cà Mau và Bạc Liêu đồng thuận sáp nhập tỉnh