Thứ sáu 22/11/2024 05:01

Gặp người đưa miến dong Na Rì của tỉnh Bắc Kạn xuất ngoại

Những nỗ lực không mệt mỏi của chị Nguyễn Thị Hoan đã đưa đặc sản miến dong Na rì của tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu thành công sang thị trường Cộng hoà Séc.

Qua lời giới thiệu của ông Đinh Lâm Sáng- Phó Giám đốc Sở Công Thương /chu-de/tinh-bac-kan.topic, chúng tôi tìm gặp chị Nguyễn Thị Hoan- Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan (Thôn Chè Cọ, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) và được chị chia sẻ về hành trình đưa đặc sản miến dong Na Rì xuất ngoại.

Chị nói, được mệnh danh là “thủ phủ” dong riềng, những năm qua, xã Côn Minh (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) đang đẩy mạnh mô hình chế biến miến dong theo hướng hàng hóa, áp dụng kỹ thuật công nghệ vào sản xuất.

Sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan được người tiêu dùng đánh giá cao bởi sợi miến màu trắng trong, dai và giòn, nấu quá lửa vẫn không bị gãy, nhão. Qua các chương trình xúc tiến thương mại do tỉnh tổ chức, miến dong Tài Hoan được đối tác từ Cộng hoà Séc biết tới, kiểm tra chất lượng và xúc tiến nhập khẩu.

Chia sẻ về hành trình đưa được miến dong xuất ngoại thành công, chị nói “khó khăn lắm”. Với sự hỗ trợ tận tình của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh cùng sự đồng hành của đối tác, hợp tác xã đã mất hơn 1 năm để tiến hành gửi mẫu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hoàn thiện bao bì đóng gói, thủ tục xuất nhập khẩu…

Qua nhiều “cửa” kiểm nghiệm, miến dong Tài Hoan đã chính thức được xuất khẩu sang Cộng hoà Séc trong niềm vui của chị Hoan và đem lại hy vọng có thu nhập tốt hơn từ cây dong riềng cho bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Côn Minh.

Chị Nguyễn Thị Hoan- Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan- Người đã đưa miến dong Na Rì xuất ngoại

Được biết, để có nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất, xuất khẩu Hợp tác xã Tài Hoan đang trồng 50ha dong riềng, bao tiêu sản phẩm cho 5 xã lân cận. Hợp tác xã cũng đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng mới với diện tích khoảng hơn 6.000m2 và hệ thống thiết bị sản xuất tiên tiến. Sau khi đi vào sản xuất sẽ cho công suất khoảng 2 tấn miến/ngày, 800 tấn miến/năm, bao tiêu cho khoảng 500 hộ dân với diện tích 70ha dong, sản lượng 4.200 - 4.500 tấn củ/năm.

Để giữ được phong độ xuất khẩu, gia tăng kim ngạch trong tương lai, chị Hoan bày tỏ: UBND tỉnh tiếp tục quan tâm hỗ trợ hợp tác xã nâng cao năng lực sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm… gia tăng chuỗi giá trị sản phẩm cây dong riềng tỉnh Bắc Kạn. Từng bước đầu tư công nghệ hiện đại trong sản xuất gắn liền với yếu tố bảo vệ môi trường, nâng cao kiến thức về quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại… để hợp tác xã ngày càng phát triển.

Trước mong mỏi của đại diện Hợp tác xã Tài Hoan, nhất là về xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, ông Đinh Lâm Sáng cho hay: Trong thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, như: Hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu nhằm đưa các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh, trong đó có miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan tiếp cận thị trường trong nước.

Cụ thể, năm 2017 tổ chức “Hội nghị kết nối cung cầu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông sản tỉnh Bắc Kạn”; năm 2018 tổ chức “Tuần lễ giới thiệu sản phẩm cam, quýt và các đặc sản tỉnh Bắc Kạn tại Hà Nội”; năm 2019 tổ chức “Tuần lễ giới thiệu hồng không hạt và các sản phẩm nông sản sạch tỉnh Bắc Kạn năm 2019”; năm 2020, tổ chức “Tuần lễ giới thiệu Bí xanh thơm, Gạo Japonica và các sản phẩm nông sản sạch tỉnh Bắc Kạn năm 2020”; năm 2021 tổ chức Chương trình “Ngày hội hàng hóa vì người tiêu dùng” tại tỉnh Bắc Kạn.

Năm 2022, UBND tỉnh tiếp tục tổ chức chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại, gồm: Ngày hội nông sản – OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2022 và Hội nghị xúc tiến tiêu thụ bí xanh thơm- sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2022. Chương trình xúc tiến thương mại năm nay còn gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm vùng sinh thái bí xanh thơm và trúc sào. Hoạt động này kỳ vọng “một mũi tên trúng hai đích” khi vừa tiêu thụ được sản phẩm cho bà con vừa phát triển du lịch.

Thời gian tới, Bắc Kạn tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp ngoài tỉnh để thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá sản phẩm, kết nối đối tác tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, trong đó có Hợp tác xã Tài Hoan”, ông Sáng cho hay.

Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống