Chủ nhật 24/11/2024 12:16

Gạo Việt Nam còn thiếu thương hiệu mạnh

Gạo Việt Nam còn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế, do đó, rất cần vai trò tiên phong của các doanh nghiệp ngành hàng này.

Còn đang thiếu thương hiệu mạnh

Chia sẻ tại diễn đàn trực tuyến “Kết nối cung cầu chuỗi lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra sáng 19/11, ông Nguyễn Văn Đoan - Trưởng Văn phòng đại diện Cục trồng trọt tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết, vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích gieo trồng lúa gạo lớn, bình quân hàng năm khoảng 4 triệu ha, có nhiều năm cao điểm lên tới 4,3 triệu ha, chiếm khoảng 56% tổng diện tích gieo trồng và sản lượng lúa gạo cả nước.

Hiện nay, bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiến bộ trong sản xuất, biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên năng suất cao. Sản lượng khoảng 24 triệu tấn/năm. Gạo phục vụ xuất khẩu từ 6-8 triệu tấn/năm, trị giá 3,7 tỷ USD.

So với năm 2015, diện tích sản xuất lúa tại đồng bằng sông Cửu Long từ 4,3 triệu ha nay đã giảm xuống còn 3,8 triệu ha, sản lượng đạt gần 3,8 triệu tấn. Nguyên nhân là do chuyển đổi cây trồng từ lúa sang cây ăn trái, nuôi thuỷ sản. Tính đến tháng 10/2022, xuất khẩu gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt hơn 6 triệu tấn. Dự kiến xuất khẩu gạo năm 2022 đạt trị giá khoảng 2,9 tỷ USD.

Theo thống kê của Trung tâm Phát triển Bền vững Nông nghiệp Nông thôn, xuất khẩu gạo những năm gần đây giảm về số lượng, nhưng tăng về giá trị. Các thị trường truyền thống vẫn giữ được, phát triển thêm thị trường mới, thị trường khó tính như EU, Nhật Bản.... Cụ thể, năm 2021 xuất khẩu hơn 6,2 triệu tấn gạo, song đạt tới 3,28 tỷ USD, cao hơn so với các năm trước.

Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn một số hạn chế. Đầu tiên là sử dụng lượng giống sạ còn cao, thời gian xuống giống kéo dài, chưa an toàn với né rầy, hạn, mặn và mưa lũ; vật tư đầu vào chưa đảm bảo chất lượng, sử dụng cũng chưa tiết kiệm; Liên kết giữa nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp chưa chặt chẽ; kho bãi thiếu thốn.

Ông Phan Minh Thông - Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững Nông nghiệp Nông thôn - cho biết, gạo Việt Nam còn đang thiếu thương hiệu mạnh ở thị trường nội địa và quốc tế. Tỷ lệ tiêu thụ lúa qua thương lái còn cao. Đối với hợp đồng tiêu thụ, thì tỷ lệ phá vỡ hợp đồng còn cao.

Vẫn đối diện với bài toán liên kết

Ông Trương Kiến Thọ - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang – chia sẻ, về kỹ thuật canh tác và giống lúa chúng ta đang đi đầu, có sự tiến bộ rất nhanh, đạt được nhiều kết quả. Tại An Giang, hiện nay đang có các đơn vị thực hiện liên kết chuỗi giá trị lúa gạo tốt như: Tập đoàn Lộc Trời, Tập đoàn Tân Long… Hiện nay, riêng diện tích của Lộc Trời đã tăng lên trên 40.000 ha và dự kiến sẽ tăng lên hơn 100.000 ha, chiếm hơn 50% diện tích sản xuất lúa của tỉnh.

Để chuỗi liên kết đạt kết quả, sau mỗi mùa vụ, ngành nông nghiệp An Giang đều mời các bên liên quan ngồi lại vơi nhau, cùng kết nối, lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia cần thực hiện đúng những gì đã cam kết. Ngoài ra, cũng cần tận dụng tốt các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để tăng thêm thu nhập, gia tăng chuỗi giá trị bền vững.

Tuy nhiên, câu chuyện liên kết trong chuỗi giá trị lúa gạo là khó nhất trong sản xuất lúa hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long. Có một khó khăn nữa là trong khâu thanh toán thu mua lúa nguyên liệu. Doanh nghiệp có tiền, có tài khoản nhưng không thanh toán được cho nông dân vì họ chưa quen với ngân hàng số. Nông dân vẫn có tâm lý muốn nhận tiền mặt ngay sau khi bán lúa, buộc doanh nghiệp phải mang theo số tiền lớn, dễ rủi ro…

Ông Trần Thái Nghiêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ nêu thực trạng việc liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người dân tại địa phương không nhiều, đa phần doanh nghiệp sẽ thu mua thông qua bên trung gian như thương lái.

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố xuất hiện tình trạng thương lái thu mua lúa gạo số lượng ít, nhưng với giá cao hơn hẳn so với thị trường, tạo ra sự nhiễu loạn thị trường và gây nhiều khó khăn trong việc liên kết thu mua giữa doanh nghiệp và nông dân.

Do đó, ông Trần Thái Nghiêm đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương định kỳ công bố giá lúa tươi, lúa khô trong vụ thu hoạch để các đơn vị thu mua và nông dân tham khảo. Qua đó, tránh được sự nhiễu loạn trong thị trường, cũng như tạo dựng niềm tin giữa doanh nghiệp và nông dân.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Anh - Tổng giám đốc Công ty TNHH lương thực Phương Đông – cho rằng, để phát triển ngành hàng lúa gạo, cần sự liên kết, vào cuộc của nhiều nhà, như nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà quản lý.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn, so với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo thì giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn.

Giới chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn, giá gạo Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao khi những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu làm nhu cầu lương thực tăng cao. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt cơ hội trong việc tiếp cận và mở rộng các thị trường mới.

Thời điểm này, những đồng lúa Đông Xuân sớm ở đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch, nếu duy trì sản lượng xuất khẩu trên 400.000 tấn/tháng trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu toàn ngành gạo năm nay có thể đạt từ 6,8 tới 7 triệu tấn.

Ngành lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều bước chuyển mình thay đổi để hướng tới sản xuất cánh đồng mẫu lớn, chuyên nghiệp. Tuy vậy, sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn sử dụng lượng giống rất lớn khiến chi phí đầu vào bị đội lên nhiều lần, phụ thuộc nhiều vào phân bón hóa học,… Đặc biệt, Việt Nam vẫn chưa có nhiều thương hiệu gạo mạnh để tạo nên thương hiệu gạo quốc gia.

Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp tiên phong trong xây dựng cánh đồng lớn gắn với nông dân và xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng cần dẫn dắt, trở thành hình mẫu cho ngành sản xuất lúa nước nhà. Qua đó, tạo dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Nutricare khẳng định vị trí tiên phong Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp

Phân bón Đầu Trâu tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia Việt Nam'

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia: Nâng tầm vị thế thương hiệu Việt

Bộ Công Thương phối hợp với Báo Nhân Dân ra mắt chuyên trang Thương hiệu quốc gia

Dự báo sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường ngành sơn

Veston May 10 - hành trình 20 năm góp phần xây dựng Thương hiệu quốc gia

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia