Thứ hai 28/04/2025 14:14

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.

Sẽ có website riêng về xuất xứ hàng hóa

Tại buổi Họp báo thường kỳ Bộ Công Thương quý I/2025, trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí về vấn đề áp dụng quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) để phòng, chống gian lận, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương - cho biết, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xuất xứ hàng hóa vừa giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ các FTA, nhưng đồng thời cũng là công cụ phòng chống các hoạt động gian lận, bảo vệ nền sản xuất trong nước.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương trả lời báo chí tại họp báo

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã chú trọng công tác này để vừa thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường khả năng tận dụng các quy tắc xuất xứ từ các FTA; đồng thời có cảnh báo và triển khai hoạt động kiểm tra kiểm soát để đảm bảo không có tình trạng gian lận xuất xứ.

Một số biện pháp Bộ Công Thương triển khai như: Hoàn thiện các khung thể chế pháp luật liên quan đến xuất xứ hàng hóa, trong đó văn bản cao nhất là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

Dự kiến tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiến hành báo cáo Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 31 cho phù hợp với những diễn biến trong thời gian vừa qua, đáp ứng nhu cầu phòng chống gian lận cũng như thúc đẩy hoạt động về xuất xứ hàng hóa thời gian tới.

Song song đó, Bộ Công Thương cũng tiến hành các hoạt động về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về xuất xứ hàng hóa.

Có thể nói, lĩnh vực xuất xứ hàng hóa khá kỹ thuật, do vậy đòi hỏi nhận thức cũng như kiến thức, kỹ năng… của doanh nghiệp. Cùng với việc tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tới đây Bộ sẽ xây dựng website riêng về vấn đề xuất xứ hàng hóa qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp.

Đáng chú ý, Bộ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ đưa lĩnh vực cấp giấy chứng nhận về xuất xứ hàng hóa lên môi trường trực tuyến, giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn thời gian cấp giấy phép về xuất xứ hàng hóa.

Mặt khác, tăng cường kiểm tra, giám sát, mặc dù lực lượng của cơ quan quản lý nhà nước mỏng, do đó Bộ Công Thương, các đơn vị trong Bộ liên tục phối hợp với các Bộ, ngành, hay với các đối tác nước ngoài trong việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới vẫn cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, nhân lực, bộ máy để làm tốt công việc này.

Kiểm tra 44 thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo

Liên quan đến Đoàn kiểm tra liên ngành về gạo, Phó Cục trưởng /chu-de/cuc-xuat-nhap-khau.topic cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành nhằm giám sát hoạt động kinh doanh xuất khẩu lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiều vấn đề nóng như việc: Hoa Kỳ áp thuế suất đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lên đến 46%, tác động và giải pháp ứng phó... được thông tin, giải đáp tại buổi họp báo

Bộ Công Thương đã có 3 đoàn kiểm tra làm việc tại các tỉnh, thành với tinh thần triển khai quyết liệt theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Bộ Công Thương đã tiến hành kiểm tra 44 thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo tại 6 tỉnh, thành phố Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang.

Hoạt động kiểm tra vừa kết thúc, hiện nay đang trong quá trình tổng hợp số liệu thống kê để báo cáo Bộ Công Thương và các bên liên quan.

Bổ sung thêm thông tin về đoàn kiểm tra gạo, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, đoàn kiểm tra do Bộ Công Thương thành lập là đoàn liên ngành có sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đại diện của địa phương. Đoàn kiểm tra những doanh nghiệp trên địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long và những doanh nghiệp không đóng trên địa bàn nhưng có cơ sở vật chất trên địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long.

"Nội dung kiểm tra về thu mua lúa gạo của người dân và tích trữ để đảm bảo vấn đề bình ổn. Nhìn chung, tình hình khá ổn định. Không còn nóng như tháng trước. Đoàn sẽ có báo cáo chính thức để trình lên lãnh đạo Bộ"- Thứ trưởng nói.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, Việt Nam xuất khẩu 2,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,14 tỷ USD, tăng 0,6% về khối lượng nhưng giảm 19,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Nhóm Phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?