Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Ninh Thuận: Phát hiện 2 vụ hàng nhập lậu, vi phạm nhãn hiệu Cao Bằng: Phạt 20 triệu đồng Công ty thương mại tại phường Ngọc Xuân buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Hải Dương: Chuyển Cơ quan điều tra vụ việc buôn bán hàng giả nhãn hiệu qua mạng xã hội

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thường được cho là mặc nhiên mang tính thiện chí và tạo ra quyền độc quyền cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, khi việc nộp đơn nhằm mục đích tước đi lợi ích của nhãn hiệu hiện có của chủ nhãn hiệu đích thực và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, điều đó sẽ phá vỡ các mục tiêu, nguyên tắc căn bản của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với động cơ nêu trên bị coi là có “dụng ý xấu”.

Cơ sở pháp lý

Quy định về “dụng ý xấu” là cơ sở pháp lý quan trọng để từ chối bảo hộ nhãn hiệu xin đăng ký, phản đối đăng ký nhãn hiệu đang được thẩm định, hoặc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam. Cụ thể, “dụng ý xấu” là căn cứ pháp lý lần đầu tiên được đưa vào Điều 117.1 (b) và Điều 96.1 (a) Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022. Theo đó:

+ Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp Văn bằng bảo hộ cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thông qua thủ tục “phản đối” hoặc “ý kiến của người thứ ba” nếu có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu (Điều 117.1 (b)).

+ Kể cả khi các đối tượng SHCN đó đã được cấp Văn bằng bảo hộ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đích thực vẫn còn cơ hội để thách thức hiệu lực thông qua thủ tục “hủy bỏ hiệu lực” (Điều 96.1 (a)).

Tài liệu cần cung cấp

Khi phát hiện việc bên thứ ba nộp đơn đăng ký các đối tượng SHCN với dụng ý xấu, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đích thực cần cung cấp các tài liệu, bằng chứng quy định tại Điều 34.2 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN. Cụ thể, các tài liệu, thông tin sau đây cần cung cấp trong đơn phản đối hoặc đề nghị hủy bỏ hiệu lực:

(a) Tài liệu chứng minh rằng, tại thời điểm nộp đơn, người nộp đơn biết hoặc có cơ sở để biết nhãn hiệu mình đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với một nhãn hiệu đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu nổi tiếng tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự;

(b) Việc đăng ký này nhằm lợi dụng danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu đó để thu lợi; hoặc chủ yếu nhằm mục tiêu bán lại, cấp phép hoặc chuyển giao quyền đăng ký cho người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này; hoặc nhằm mục tiêu ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường của người có các nhãn hiệu nêu tại điểm a khoản này để hạn chế cạnh tranh; hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác.

Chứng minh “dụng ý xấu”: Cần thỏa mãn các tiêu chí nào

Để chứng minh “dụng ý xấu”, căn cứ Điều 34.2 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, cần thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện sau đây:

[i] Biết hoặc có cơ sở để biết

Tiêu chí này nhấn mạnh đến việc người nộp đơn đã “biết” hoặc “có có sở để biết” đến nhãn hiệu của người khác. Ngoài việc “biết” hoặc “có cơ sở để biết”, tiêu chí này chỉ được coi là đáp ứng đầy đủ khi nhãn hiệu của chủ sở hữu đích thực đang được “sử dụng rộng rãi” tại Việt Nam hoặc nhãn hiệu đó đã “nổi tiếng” tại các nước khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.

[ii] Ý định/động cơ của việc đăng ký nhãn hiệu

Tiêu chí này đòi hỏi phải chứng minh ý định, động cơ gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực. Tiêu chí này được coi là đáp ứng khi chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực có cơ sở để chứng minh rằng ý định/động cơ phía sau việc đăng ký nhãn hiệu là nhằm thực hiện một trong số các hành vi như: lợi dụng, bán lại, cấp phép, chuyển giao, ngăn chặn khả năng gia nhập thị trường để hạn chế cạnh tranh, hoặc các hành vi trái với tập quán thương mại lành mạnh khác.

Như vậy, chỉ khi cả hai điều kiện (sự nhận biết và động cơ của người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu) được đáp ứng theo Điều 34.2 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, mới có đủ cơ sở để kết luận rằng, người nộp đơn đã đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”. Nói cách khác, nếu chỉ chứng minh được một trong hai tiêu chí nêu trên, đơn phản đối hay hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu sẽ bị coi là không đủ cơ sở và bị bác bỏ.

Yêu cầu phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện theo quy định tại Điều 34.2 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN khiến việc chứng minh dụng ý xấu trở nên khó khăn và thách thức hơn, vì chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực phải cung cấp bằng chứng cho thấy người nộp đơn không chỉ “biết” hoặc “có cơ sở để biết” đến nhãn hiệu đã có từ trước, mà còn phải chứng minh rằng động cơ đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn là không đúng đắn. Ngay cả khi rõ ràng rằng người nộp đơn đã biết đến sự tồn tại trước đó của nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu đích thực, việc chứng minh động cơ không trung thực của người nộp đơn cũng không hề đơn giản. Quy định này, mặc dù bị cho rằng gây khó khăn cho việc chứng minh “dụng ý xấu”, nhưng nhằm phân biệt giữa việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác một cách đơn thuần, không có chủ ý với trường hợp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu thực sự.

Tài liệu chứng minh “dụng ý xấu”: Cần đáp ứng các yêu cầu nào

+ Hình thức: Các tài liệu, chứng cứ cung cấp để phản đối hay yêu cầu hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu trên cơ sở “dụng ý xấu” phải là các tài liệu, chứng cứ hợp pháp. Thông thường, các tài liệu có thể là bản gốc, hoặc bản sao công chứng hoặc được lập vi bằng tại một văn phòng thừa phát lại tại Việt Nam.

+ Tính liên kết: Các tài liệu phải chứng minh được mối liên kết giữa việc biết đến nhãn hiệu với động cơ phía sau việc đăng ký nhãn hiệu.

+ Sử dụng rộng rãi hoặc nổi tiếng: Chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực cần cung cấp các tài liệu chứng minh đã sử dụng rộng rãi nhãn hiệu của mình tại Việt Nam hoặc đã trở nên nổi tiếng ở nước ngoài.

+ Thời gian: Các tài liệu chứng minh tình trạng sử dụng hay uy tín, danh tiếng… phải được xác lập trước ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Lời kết

Đòi lại nhãn hiệu bị bên thứ ba đăng ký với dụng ý xấu cần áp dụng một chiến lược pháp lý tỉ mỉ và tốn kém nguồn lực. Việc thu thập và sử dụng bằng chứng thuyết phục để thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện: (i) biết hoặc có cơ sở để biết đến nhãn hiệu của chủ sở hữu đích thực và (ii) ý định, động cơ phía sau việc đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn đòi hỏi cách tiếp cận chiến lược. Điều này không chỉ bao gồm việc chứng minh một cách đơn giản về sự tồn tại từ trước và sự công nhận của công chúng đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu đích thực, mà còn phải liên kết sự công nhận đó với động cơ không trung thực của người nộp đơn. Do vậy, chiến lược tiếp cận vụ việc phải toàn diện, đảm bảo rằng mọi khía cạnh pháp lý được xem xét cẩn trọng và các bằng chứng cung cấp phải thuyết phục, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc chứng minh “dụng ý xấu”.

Nguyễn Vũ Quân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vi phạm nhãn hiệu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Top 10 Hãng sơn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam

Các doanh nghiệp kinh doanh sơn đã bước vào cuộc đua thực sự với chất lượng sơn ngày càng được nâng cao, đa dạng về chủng loại, tính năng, màu sắc.

Tin cùng chuyên mục

Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Vinamilk ‘xuất ngoại’ kỷ lục và câu chuyện rạng danh thương hiệu Việt Nam ở nước ngoài

Quý II/2024, doanh thu từ xuất khẩu của Vinamilk đã tăng đến 37% so với cùng kỳ, tiếp tục khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường.
Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Kinh nghiệm và bài học thực tiễn để đòi lại nhãn hiệu tại Việt Nam

Đòi lại nhãn hiệu thông qua thủ tục phản đối hay hủy bỏ hiệu lực khi bị bên thứ ba đăng ký chiếm giữ là hành trình chưa bao giờ đơn giản.
Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Chứng minh tính nguyên gốc của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc logo: Tại sao khó và cần làm gì?

Việc chứng minh “tính nguyên gốc” của tác phẩm, đặc biệt là trong bối cảnh luật bản quyền, là chưa bao giờ đơn giản. Vậy phải giải quyết như thế nào?
Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Sắp diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á tại Indonesia

Ngày 19/10/2024, sẽ diễn ra Diễn đàn kinh tế châu Á và Lễ công bố Thương hiệu uy tín hàng đầu châu Á 2024 lần thứ 3 tại Jakarta, Indonesia.
Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Nhãn hiệu xung đột với bản quyền: Cơ chế nào để xử lý hiệu quả?

Xung đột giữa nhãn hiệu và bản quyền diễn ra phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới và đang trở thành vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Longform | Phía sau hành trình đưa thương hiệu, hàng hóa Việt Nam sang Australia

Việt Nam có nhiều nông sản khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, nhưng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp tại Australia chưa được chú trọng.
Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Thương hiệu quốc gia: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn ra thế giới

Việc doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia giúp tăng uy tín, vị thế của sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường thế giới.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng trưởng 102%, xếp thứ 33 trên thế giới

Giá trị Thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022, xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Xây dựng thương hiệu mạnh: Gia tăng lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu

Năm 2023, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Brand Finance xếp hạng 33/121 tổng số các quốc gia, lãnh thổ được tổ chức này xếp hạng.
May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

May 10 và câu chuyện xâm nhập thị trường ngoại bằng thương hiệu Việt

Thay vì chỉ gia công cho các thương hiệu lớn trên thế giới, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có May 10 đã xuất khẩu bằng chính thương hiệu Việt.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 từ ngày 15 - 21/4 trên phạm vi cả nước với các hoạt động quảng bá các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, xây dựng thương hiệu là một công việc đòi hỏi sự bền bỉ, liên tục không ngừng nghỉ và phải luôn đổi mới.
Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Bài 2: Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia: Kiến tạo giá trị, sức mạnh mới cho đất nước

Xây dựng thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược.
Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Bài 1: Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bậc - “Trái ngọt” hội nhập, sự năng động của doanh nghiệp

Giá trị thương hiệu quốc gia tăng vượt bật qua các năm theo đánh giá, đây là kết quả của chủ trương hội nhập, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp.
Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Chương trình THQG Việt Nam: Thông báo kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG lần thứ 9 năm 2024

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức kỳ xét chọn sản phẩm đạt THQG Việt Nam lần thứ 9, Lễ Công bố dự kiến quý IV/2024.
Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam là điểm sáng về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia

Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị.
14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

14 tiêu chí chọn lựa doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam

Thời gian đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia “Chương trình Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên Alibaba.com diễn ra từ 28/11 đến 15/1/2024.
Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, Cà phê Việt Nam chất lượng cao vướng ở đâu?

Dù đi hơn nửa chặng đường nhưng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam vẫn vướng như “gà mắc tóc”, còn với Cà phê Việt vẫn đang trong quá trình xây dựng.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu Quốc gia: Hành trình hai thập kỷ và những cột mốc quan trọng

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động