Gắn phát triển du lịch với tiêu thụ hàng hóa miền núi

Phát triển du lịch là một trong những giải pháp giúp gia tăng việc tiêu thụ hàng hóa của miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Phát triển thương mại điện tử, tạo đầu ra cho tiêu thụ hàng hóa Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp hỗ trợ tiêu thụ hàng hoá vùng miền núi

Hiệu quả cao từ việc gắn phát triển du lịch với tiêu thụ hàng hóa

Những năm gần đây, việc phát triển du lịch gắn với xây dựng các sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch được đặc biệt chú trọng, đặc biệt tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ đó không chỉ giúp bà con ổn định thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá được truyền thống văn hoá đặc sắc của tỉnh và thu hút nhiều hơn lượt khách đến tham quan du lịch tại nơi đây.

Gắn phát triển du lịch với tiêu thụ hàng hóa miền núi
Phát triển du lịch là cơ hội để tăng tiêu thụ hàng hóa của bà con miền núi

Đơn cử, Hà Giang đã lựa chọn 8 nhóm sản phẩm hàng hóa chủ lực hỗ trợ sản xuất phục vụ du lịch như: Chè, mật ong, dược liệu, thực phẩm chế biến, sản phẩm đan lát, dệt may, thủ công mỹ nghệ, chế tác, sản phẩm rượu, Hồng không hạt. Đồng thời, khai thác một số sản phẩm du lịch mới, khác biệt để tạo điểm nhấn, như: Khảo sát, lựa chọn một số cơ sở sản xuất công nghiệp đủ điều kiện đưa vào tua du lịch lồng ghép thăm quan các danh lam, thắng cảnh; cung cấp hình ảnh, nội dung thông tin đến các doanh nghiệp lữ hành để đưa vào chương trình du lịch sát với mùa vụ từng địa phương...

Hoặc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng đưa hoạt động "Du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi” trở thành hoạt động thường niên. Qua đó, tập trung giới thiệu sản phẩm du lịch độc đáo gắn trải nghiệm thực tế tại vườn cây ăn quả với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; hình thành tour, tuyến mới nhằm thu hút du khách.

Đơn cử, tại hợp tác xã Thân Trường, thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế, ở đây người dân đang thành công khi đầu tư xây dựng điểm du lịch sinh thái - văn hóa bản Ven tại xã Xuân Lương.

Bản Ven hiện là nơi sinh sống của khoảng 150 hộ gia đình, trong đó có hơn 90% dân số là người dân tộc Cao Lan, các hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. Đến với điểm du lịch độc đáo này, du khách không chỉ được tham gia các công đoạn sản xuất, chế biến chè mà còn thưởng thức các món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Lan như: Gà đồi, xôi ngũ sắc, trứng kiến… Ngoài ra, du khách còn được tự tay hái những búp chè non và thưởng thức những làn điệu Then của người Tày-Nùng. Đây là cơ hội để xã Thân Trường tăng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.

Tỉnh Tuyên Quang cũng có các hoạt động tập trung nguồn lực bảo tồn, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương nâng cao giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể thành các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch. Từ đây, các đặc sản của Tuyên Quang như cam sành Hàm Yên, măng khô Tuyên Quang, thịt trâu gác bếp hay rượu ngô Na Hang,… đã được người dân khắp cả nước biết đến.

Ông Lộc Kim Liễn – Phó Giám đốc Sở Công Thương Tuyên Quang cho biết, Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm giáp ranh giữa Đông Bắc và Tây Bắc, là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa rất lớn.

Những năm vừa qua, sau khi có Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Tuyên Quang đã quan tâm rất lớn đến chất lượng hàng hóa, cũng như phát triển thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm nông sản của tỉnh.

Đối với tiêu thụ sản phẩm, bên cạnh viênc thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại thì Tuyên Quang vẫn tiêu thụ hàng hoá qua rất nhiều kênh phân phối như chợ truyền thống, siêu thị hiện đại… Đặc biệt, trong những năm vừa qua, Tuyên Quang đã đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa thông qua du lịch - văn hóa.

Thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch, du khách đến với Tuyên Quang rất đông. Đặc biệt, Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức hàng năm đã thu hút du khách đến thăm quan rất nhiều. Khi đến Tuyên Quang thì khách du lịch cũng muốn mua những sản phẩm của địa phương đó, có thể mua để sử dụng hoặc đem về làm quà tặng. “Vì vậy, các hoạt động văn hoá du lịch, đặc biệt du lịch trải nghiệm ở vùng sâu vùng xa, vùng núi đã thúc đẩy bà con nhân dân ở khu vực này trực tiếp sản xuất, chế biến sản phẩm phục vụ du khách mang về làm quà cũng như tiêu dùng trực tiếp” - ông Lộc Kim Liễn nói.

Đặc biệt, ông Lộc Kim Liễn cho hay, các sản phẩm có thương hiệu, chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên đã được tiêu thụ rất tốt, có khi chỉ trong một, hai ngày đầu lễ hội là có thể tiêu dùng hết ngay và không đủ cung ứng cho thị trường. Như vậy, kênh văn hoá - du lịch đã hỗ trợ cho bà con tiêu thụ rất tốt sản phẩm của hợp tác xã, của doanh nghiệp mình.

Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả thì ông Lộc Kim Liễn cũng chỉ rõ, việc tiêu thụ sản phẩm cũng có những khó khăn nhất định, ví dụ như tập quán của bà con nông dân vẫn sản xuất tự phát, chưa có những sản phẩm thực sự tuân theo quy trình sản xuất. Thêm nữa, số lượng sản phẩm có hạn, cho nên có những sản phẩm có sức tiêu thụ rất tốt nhưng mà số lượng hạn chế. Vì vậy cần xây dựng những nhãn mác bao bì cho chuẩn, hoặc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cụ thể cho sản phẩm.

Tiếp tục phát triển kinh tế du lịch

Để nâng cao hiệu quả việc hợp tác du lịch và tiêu thụ sản phẩm vùng núi, thời gian tới, Sở Công Thương Tuyên Quang đã định hướng một số nội dung cần phải làm để giúp bà con bán hàng tốt hơn. Cụ thể, xác định rằng phát triển du lịch là khâu đột phá, lấy kinh tế du lịch là kinh tế trọng tâm. Vì vậy, tỉnh Tuyên Quang cũng chú ý về việc phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù chỉ Tuyên Quang mới có. Ví dụ như du lịch lịch sử, homestay, du lịch vào rừng nguyên sinh, du lịch nghỉ dưỡng, tắm bùn ở suối khoáng…

Cùng với đó Sở Công Thương cũng định hướng cùng với phát triển du lịch thì thương mại phải đi theo. Phải xây dựng được những cái điểm bán hàng tại những vùng mà phát triển du lịch tốt, xây dựng điểm bán hàng OCOP để đưa những sản phẩm của Tuyên Quang và các tỉnh khác đến địa phương nhằm kết nối, kích cầu tiêu thụ… Đồng thời để du khách có thể dễ dàng mua được sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang.

Tuyên Quang cũng đồng thời chú trọng phát triển kinh tế đêm như tổ chức biểu diễn văn nghệ, trò chơi ở tại chợ đêm… Trong đó có những hoạt động ẩm thực, bán sản phẩm nông sản của bà con và của tỉnh để du khách vừa đến chơi, vừa có thể thưởng thức ẩm thực, vừa có thể mua bán sản phẩm dịch vụ và quà lưu niệm.

Sở Công Thương cũng đã định hướng cho việc tăng cường công tác tuyên truyền, tiếp tục thực hiện các hoạt động đưa sản phẩm vào các kênh tiêu thụ thông minh, hiện đại. Đặc biệt là sẽ tổ chức đưa sản phẩm hàng hóa của bà con tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị cùng kết nối cung cầu làm sao để sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang được nhiều người biết đến hơn.

Hoặc tại Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành đề án phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022-2030. Theo đó, Bắc Giang sẽ bố trí kinh phí hỗ trợ 35 điểm thuộc các mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

Đáng lưu ý, có 2 mô hình du lịch cộng đồng nhiều tiềm năm phát triển với những nét độc đáo đặc trưng được ưu tiên thí điểm để nhân rộng, đó chính là điểm du lịch sinh thái Đồng Dao - hồ Bầu Lầy và mô hình thuyền bè trên nước của hợp tác xã An Phú tại huyện Lục Ngạn.

Phát triển du lịch nông thôn sẽ giúp vừa phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái, vừa góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tiêu thụ nông sản

Tin cùng chuyên mục

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Xem thêm