Thứ ba 29/04/2025 16:17

Độc đáo nhà Gươl của đồng bào Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhà Gươl là biểu tượng văn hóa mà đồng bào Cơ Tu tại thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đang tiếp tục gìn giữ.
Nhà Gươl - công trình kiến trúc quan trọng in đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Cơ Tu đang được bà con Cơ Tu tại 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hoà Bắc, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng) ra sức giữ gìn.
Nhà Gươl thôn Tà Lang được xây dựng cách đây đã gần 15 năm, là trung tâm sinh hoạt của cả buôn làng, cũng là nơi tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, tâm linh của đồng bào Cơ Tu nơi đây.
Trong đời sống, nhà Gươl của người Cơ Tu là công trình biểu tượng cho cả buôn làng. Nhìn vào hình ảnh nhà Gươl to hay nhỏ, có thể biết được uy quyền và sức mạnh của làng đó.
Trên nóc nhà có con gà trống là con vật linh thiêng, nó giống như vị thần bảo hộ của người Cơ Tu. Mái nhà được lợp bằng lá nón hoặc lá mây.
Nhà Gươl được làm theo hình mai rùa có cột ở giữa và xung quanh là các cột nhà, thể hiện sự đoàn kết các làng với nhau.
Trên những tấm lan can, vách ngăn quanh nhà Gươl là nơi các nghệ nhân dân gian Cơ Tu sáng tác các tác phẩm mỹ thuật, miêu tả hình tượng con người, thế giới thiên nhiên và cuộc sống xã hội.
Trên các cây xà ngang và xà dọc thường được trang trí các tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ, phù điêu hay hoa văn trang trí in đậm bản sắc người Cơ Tu.
Đặc biệt là cây cột cái nhà, một tâm điểm trang trí đậm bản sắc người Cơ Tu.
Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Văn Hin - Trưởng thôn Tà Lang cho biết, mô hình du lịch sinh thái cộng đồng được triển khai tại 2 thôn Giàn Bí và Tà Lang phát huy có hiệu quả, thường xuyên đón du khách đến tham quan nhà Gươl.
Hiện địa phương mong muốn tổ chức các hoạt động thường xuyên để thu hút người dân và du khách đến tham quan, du lịch, phát triển kinh tế người dân bản địa nhưng đang thiếu kinh phí. “Chúng tôi mong muốn được sửa chữa, tu sửa lại nhà Gươl, mua sắm thêm các trang thiết bị, vật dụng phục vụ vì hiện tại một số món đồ đã xuống cấp theo thời gian…” ông Hin bày tỏ.
Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh