Thứ năm 21/11/2024 21:08

Độc đáo nghề rèn dân tộc Mông

Nghề rèn thủ công của đồng bào dân tộc Mông có từ lâu đời. Trước kia, hầu như gia đình người Mông nào cũng có một lò rèn riêng để làm ra những nông cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Ngày nay, trong xu thế phát triển, nhưng nghề rèn thủ công của người Mông vẫn tồn tại. Các sản phẩm rèn của người Mông vẫn nổi tiếng bởi độ bền, độ tinh xảo với bí quyết riêng. 

Các sản phẩm trong nghề rèn truyền thống của dân tộc Mông rất phong phú, đó là những công cụ được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày như: Dao, rìu, liềm, thuổng, cuốc, xẻng... Chúng vốn được làm từ thép nên sản phẩm rất bền, sử dụng đến mòn vẹt mà vẫn còn rất sắc bén.

Trong khi rèn than đốt lò của người Mông cũng rất đặc biệt. Người Mông không dùng than đá mà dùng than củi cây trong rừng hay than củi từ cành tre già. Trong khi rèn nhiệt độ lò rèn cũng rất quan trọng, nhiệt nóng đều sẽ cho ra sản phẩm tốt. Ngày nay trong một số công đoạn làm rèn, người Mông đã sử dụng máy móc, như quạt thổi lò, máy mài… Tuy nhiên hầu hết các lò rèn vẫn sử dụng các công cụ truyền thống. Các sản phẩm được tạo ra hoàn toàn bằng thủ công, từ khâu cắt sắt, tạo hình, quai búa, làm tay cầm… tất cả vẫn làm bằng tay không có sự can thiệp của máy móc. Nhưng cũng chính vì vậy, đồ rèn của người Mông làm ra vẫn có độ tinh xảo, sắc bén và dùng bền lâu hơn. Với sản phẩn làm ra, nghề rèn của đồng bào Mông không chỉ góp phần thiết thực vào đời sống lao động sản xuất, mà còn góp phần duy trì nét văn hóa độc đáo truyền thống của dân tộc mình.

Đồng bào Mông dùng than củi để đốt lò, các công đoạn đều làm bằng tay

Để làm ra những con dao có độ sắc và độ bền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Ngoài việc chọn loại thép tốt, phù hợp cho từng sản phẩm, còn đòi hỏi kinh nghiệm tôi thép trong khi làm. Chẳng hạn để làm con dao phải mua được cái nhíp ô tô, mà phải là nhíp ô tô Liên Xô cũ, thì đồ làm mới sắc, dẻo, dao chặt đồ không sợ hỏng. Kỹ thuật tôi thép cũng rất quan trọng. Thép được tôi nhúng vào nhựa chuối thì con dao vừa sáng lại vừa bền.

Nghề rèn của người Mông đòi hỏi sự tài hoa khéo léo, thể hiện sáng tạo của người thợ rèn cho ra lò những sản phẩm tinh xảo vừa có giá trị làm vật dụng vừa thể hiện bản sắc văn h

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống