Thứ hai 28/04/2025 22:55
​Hà Giang

Độc đáo Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Trong đời sống tinh thần của người Pà Thẻn luôn có quan niệm xung quanh họ có các vị thần che chở, đùm bọc, giúp đỡ họ vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn để tồn tại và mưu sinh. Vì vậy, khi mùa màng đã thu hoạch xong, người Pà Thẻn ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang lại tưng bừng tổ chức Lễ hội nhảy lửa. Đây là một lễ hội độc đáo mang đậm nét huyền bí, hoang sơ mà người dân tộc Pà Thẻn vẫn lưu giữ cho đến ngày nay.
Nghi lễ xin phép tổ tiên, thần linh cho dân làng được nhảy lửa

Đối với người Pà Thẻn, vị thần tối cao nhất là thần lửa và ngọn lửa mang lại sự may mắn cho họ, vì vậy khi Lễ hội Nhảy lửa diễn ra thì tất cả mọi người trong làng đều có mặt để hò reo cổ vũ. Lúc này, thầy cúng chuẩn bị đồ lễ và bắt đầu nghi lễ cúng. Thầy cúng thần lửa ngồi trên một chiếc ghế dài, cầm que gõ liên tục lên chiếc đàn, một nhạc cụ cúng tế phổ biến của người Pà Thẻn. Khi thầy cúng gõ đàn và làm lễ cúng, từng thành viên một sẽ ngồi đối diện hoặc xung quanh. Sau khi thầy cúng kết thúc nghi lễ ban đầu thì cũng là lúc cơ thể những người tham gia nhảy lửa bắt đầu rung lên. Thời điểm này báo hiệu họ sắp có sức mạnh, sự dũng cảm để nhảy vào những đống than hồng rực lửa nóng bỏng. Tiếng gõ đều đều của thanh tre trong tay thầy cúng mỗi lúc một thôi thúc, cũng là lúc các động tác lắc lư của các chàng trai mạnh dần. Họ bắt đầu bật lên, cúi người, nhảy lò cò và tiến gần đống lửa. Một nguồn năng lượng nào đó nâng bổng người thanh niên nhảy bật lên bằng cả 2 chân và lao vào giữa đống lửa cháy rừng rực. Những bóng người nhảy cùng với ánh than hồng bùng lên trong đêm tối mang lại bức tranh lạ lùng và tuyệt đẹp. Những chàng trai Pà Thẻn như đang trong cơn mê, họ nhảy múa với đôi chân trần của mình trong đống lửa mà không hề có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi. Không có bất cứ một vật dụng nào để lót cho đôi chân của những chàng trai ấy. Cứ 20 phút lại có một đợt nhảy, vũ điệu nhảy lửa càng về sau càng sôi động. Dần dần, không chỉ có các thanh niên trực tiếp làm lễ xin phép tham gia, mà ngay cả khán giả reo hò xung quanh cũng nhập cuộc.

Những chàng trai Pà Thẻn nhảy trên đống than rực lửa bằng đôi chân trần

Lễ hội Nhảy lửa không chỉ là dịp để các chàng trai thể hiện sức mạnh và lòng dũng cảm mà còn là một hoạt động văn hóa độc đáo mang bản sắc rất hoang sơ, huyền bí của dân tộc Pà Thẻn. Khi lửa đã tàn, than đã nguội, thầy cúng làm Lễ thu quân về và tiễn thần linh và các hồn ma về chốn cũ. Cả thầy cúng và những người tham gia nhảy lửa lại trở về trạng thái bình thường. Lễ hội kết thúc trong niềm vui hân hoan, mang lại tiếng cười vui hạnh phúc. Trải qua thời gian, Lễ hội Nhảy lửa đã trở thành tục lệ không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Pà Thẻn.

Có thể nói, tuy còn mang màu sắc tâm linh và huyền bí, nhưng Lễ hội Nhảy lửa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn là minh chứng cho sức mạnh, cho quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển của con người. Đây không chỉ là ngày vui của người Pà Thẻn, mà còn có ý nghĩa gắn kết cộng đồng, bảo lưu được rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác.

Khánh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội