Thứ hai 28/04/2025 22:55

Độc đáo lễ hội nhảy lửa của người Dao

Lễ hội Nhảy lửa là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của đồng bào Dao đỏ, vừa có ý nghĩa giáo dục lòng can đảm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách của con người, vừa chứa đựng niềm tin, hướng cộng đồng tới cái thiện.
Các chàng trai được chủ tế làm "phép" nhảy lửa

Nghệ nhân Triệu Chòi Quyên dân tộc Dao xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang cho biết: Sau khi được già làng, trưởng họ xem xét kỹ lưỡng, đúng giờ đẹp, giờ tốt, phần chính lễ hội nhảy lửa sẽ bắt đầu. Những đồ lễ mang tính dân tộc, theo tập quán người Dao đỏ được bày ra một chiếc bàn dài, nơi được coi là chỗ trang nghiêm nhất, trước chiếc sân rộng. Những đồ lễ không thể thiếu trong lễ nhảy lửa gồm: 1 chiếc trống, 1 con gà, 1 bát gạo, 6 chén rượu và giấy nến làm từ rơm hoặc nứa... Giữa sân, một đống củi to đã được thanh niên mang đến, xếp gọn gàng, như đống củi thường đốt trong những đêm lửa trại. Ông chủ tế bắt đầu ngồi xuống ghế, bài cúng thần lửa được cất lên bằng những câu cầu may, cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận, gió hoà, muôn nhà khoẻ mạnh.

Nhảy lửa thể hiện lòng dũng cảm của các chàng trai người Dao
Các đôi chân trần bắt đầu nhảy múa trên than lửa

Bắt đầu vào buổi lễ, cũng là lúc đống củi được đốt lên. Khi đống củi đã trở thành một đống than hồng rừng rực cháy, chủ tế xin quẻ âm dương. Được thần lửa đồng ý, những chàng trai muốn được nhảy lửa đã ngồi “hầu lễ” từ đầu buổi lễ, được phép ngồi trước mặt chủ tế để nhận sức mạnh từ thầy. Tiếng gõ đều đều từ thanh tre trong tay chủ tế mỗi lúc một thôi thúc, các động tác lắc lư của các chàn rai nhảy lửa càng mạnh dần. Một nguồn năng lượng nào đó đưa bước chân của chàng trai lao vào giữa đám than lửa đang cháy rừng rực. Những chàng trai người Dao như đang trong cơn mê say, họ nhảy múa với đôi chân trần của mình trong đống than lửa mà không hề có cảm giác rát bỏng hay sợ hãi.

Lễ hội nhảy lửa không chỉ là minh chứng cho sức mạnh, lòng dũng cảm của các chàng trai người Dao mà còn là hoạt động văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc rất hoang sơ, huyền bí cần được nghiên cứu và bảo tồn.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội