Thứ sáu 22/11/2024 10:33

Doanh nghiệp dệt may đa dạng hóa thị trường

Nhờ tích cực đa dạng hóa thị trường, một số doanh nghiệp dệt may “né” được những ảnh hưởng không tích cực, duy trì tăng trưởng xuất khẩu.

Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Công ty TNHH May mặc Dony - cho hay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hiện khá khả quan. Tính đến cuối tháng 8/2024, doanh nghiệp tăng trưởng 51% so với cùng kỳ.

Về nguyên nhân thúc đẩy tăng trưởng của doanh nghiệp, ông Phạm Quang Anh cho hay, là do doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới. Bên cạnh những thị trường truyền thống như Mỹ, Trung Đông, Dony đã tìm được khách hàng tại những thị trường gần như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia…

Những thị trường này nghe có vẻ không sang nhưng nhiều thuận lợi. Khoảng cách địa lý gần, giảm chi phí vận chuyển, giảm thời gian giao hàng, thêm vào đó thói quen tiêu dùng và gu thẩm mỹ tương đồng nên dễ dàng hơn trong đáp ứng nhu cầu”, vị giám đốc này nói.

Công ty TNHH May mặc Dony đạt mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhờ đa dạng hóa thị trường. Ảnh: Dony

Mặt khác, việc đa dạng thị trường giúp doanh nghiệp tránh được những tác động không tích cực từ tình trạng suy giảm kinh tế, giảm nhu cầu tiêu dùng ở những thị trường lớn. Cùng đó, tránh được tình trạng tăng chi phí vận chuyển do xung đột ở khu vực Biển đỏ thời gian qua…

Không chỉ Dony, xuất khẩu dệt may từ đầu năm tới nay khởi sắc, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam - cho hay, 9 tháng năm 2024, ngành đạt 38,4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, những thị trường lớn vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể như Mỹ từ 39-40%, tiếp đến là EU, Nhật Bản, Trung Quốc…

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng là một trong những doanh nghiệp đạt được kết quả tốt trong 9 tháng năm 2024 khi doanh thu hợp nhất của tập đoàn ước đạt 13.036 tỷ đồng, bằng 100,7% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 72,8% so với kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.448 triệu USD, bằng 107% cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân người lao động đạt 10,13 triệu đồng/người/tháng (bằng 107,5% so với cùng kỳ năm 2023).

Tuy nhiên, phân tích sâu về bức tranh tăng trưởng xuất khẩu, giám đốc Công ty Dony cho rằng, thị trường có khởi sắc nhưng chưa đáng kể. Năm 2023, các nhãn hàng để tồn kho rất thấp nên sang đến năm nay bù đắp lại khiến đơn đặt hàng tăng lên chứ không phải do tiêu dùng tăng mạnh. Thực tế, đơn hàng tháng 7 và 8 đã có dấu hiệu chậm lại.

Mặt khác, có ý kiến cho rằng, đơn hàng của ngành dệt may tăng là do có sự dịch chuyển từ Banglades nhưng không phải vậy. Xung đột tại Bangladesh mới xảy ra gần đây, trong khi đó để dịch chuyển đơn hàng, khách hàng cần 3-6 tháng, thậm chí từ 1-2 năm. Do vậy, nếu thực sự có sự dịch chuyển sẽ phải là ít nhất trong nửa cuối năm nay và đầu năm tới.

Chia sẻ về triển vọng thị trường quý cuối cùng của năm 2024, ông Phạm Quang Anh nhận định, với Dony, tình hình vẫn tương đối ổn định. Hiện doanh nghiệp đã có đủ đơn hàng cho hết tháng 3/2025. Doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục tìm kiếm đơn hàng mới, đồng thời nỗ lực đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nhằm tránh “để trứng vào một giỏ”, duy trì tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu. “Thị trường hiếm khi có biến động toàn bộ mà chỉ biến động từng vùng. Do đó, để tránh rủi ro doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường”, ông Phạm Quang Anh một lần nữa nhấn mạnh.

Với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, lãnh đạo tập đoàn xác định các doanh nghiệp thành viên cần tiếp tục hành động quyết liệt, nâng cao năng lực sản xuất, thực hành tiết kiệm để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh vận hành được ổn định, đặc biệt là với các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu vẫn đang phải đối mặt với tình hình khó khăn trong suốt 30 tháng trở lại đây.

Ở góc độ ngành, ông Vũ Đức Giang nhận định, các hiệp định thương mại tự do đang đóng góp lớn vào sức tăng trưởng của ngành. Riêng Hiệp định Đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đã tạo ra cơ hội lớn cho ngành dệt may Việt Nam trong việc tiếp cận các thị trường mới như Canada, Australia, New Zealand và cũng giúp doanh nghiệp thích ứng với cách thức mua hàng của nhà nhập khẩu trong khối. Do đó, tạo ra sự tăng trưởng rất rõ cho ngành dệt may, xuất khẩu sang các nước nội khối và đặc biệt là châu Mỹ.

Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng nhận định, trong những tháng cuối năm và những năm tiếp theo, ngành dệt may tiếp tục khai thác ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cho ngành.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Khai trương cặp Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập - Pa Háng

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động