Thứ năm 21/11/2024 22:03

Điện Biên: Sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đã tới từng người dân trên địa bàn biên giới Điện Biên.

Điện Biên là tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn, gồm 19 dân tộc anh em, trong đó, dân tộc Mông chiếm 38% dân số toàn tỉnh.

Vối tỉ lệ người dân tộc còn cao, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế do hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, vẫn còn tồn tại nhiều tập quán, tập tục lạc hậu khiến đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, tình trạng truyền đạo, vượt biên trái phép, buôn bán, vận chuyển ma túy vẫn diễn ra, ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân nhằm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bài trừ các tập tục lạc hậu, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Để khắc phục những tồn tại trên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu sốvà miền núi. Các đơn vị đã phối hợp tổ chức tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc đang triển khai trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh với các nội dung như: Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Biên giới quốc gia, Luật Phòng chống mua bán người, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Kinh tế…

Ngoài ra, công tác tuyên truyền một số nội dung thời sự về biên giới đất liền và biên giới biển, đảo gắn với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại nhân dân khu vực biên giới cũng được chú trọng. Nhờ việc làm tốt việc bồi dưỡng, cập nhật bổ sung kiến thức và kỹ năng tuyên truyền về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, vận động đồng bào xóa bỏ các tập tục lạc hậu; vấn đề về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... nhận thức của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Ông Lò Xuân Nam, Phó ban Dân tộc tỉnh Điện Biên cho biết: “Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên đã phối hợp với các sở, ban, ngành và người có uy tín tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân địa phương với các nội dung về giao thông, y tế, đất đai, môi trường, kinh tế; xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, thực hiện mô hình điểm pháp luật ở nhiều cơ quan, đoàn thể, thôn, bản, tổ dân phố và mô hình tự quản về an ninh trật tự".

Nhờ hiệu quả từ công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, đồng bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Ông Nam cho biết thêm: "Chúng tôi cũng triển khai mô hình hoạt động tư vấn pháp luật với hàng trăm câu lạc bộ pháp luật được thành lập ở nhiều cơ quan, đoàn thể, thôn, bản, tổ dân phố, đặc biệt là vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Cụ thể như câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý, Phòng chống mua bán người; Sản xuất giỏi; Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế... Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được đổi mới, sáng tạo, thông qua các cuộc thi, hội nghị biểu dương, lồng ghép qua các hoạt động văn hóa - văn nghệ tạo sự thu hút và tham gia tích cực cho người dân".

Bên cạnh đó, trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên cũng đặc biệt chú trọng đến khâu lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng là rất quan trọng.

Cụ thể như đối với vùng thấp, dân trí cao hơn thì các cấp các ngành trong tỉnh đi sâu vào tuyên truyền nghị quyết của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, lồng ghép tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới. Ðối với vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì tập trung tuyên truyền các chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Ngoài ra, việc tuyên truyền về vấn đề định canh định cư, ổn định sản xuất, không nghe theo kẻ xấu, không du canh du cư, không sinh con thứ 3, phát hiện, tố giác những hành vi vi phạm, mua bán phụ nữ qua biên giới, vận chuyển ma túy và các chất gây nghiện...cũng được chú trọng.

Qua đó, các hành vi vi phạm pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc giảm hẳn, các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy, nhiều tập tục lạc hậu dần được loại bỏ, an ninh trật tự địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, đồng bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Với những biện pháp tuyên truyền, vận động phù hợp, hiệu quả của các cấp, ngành chức năng, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã tích cực làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qua đó, nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, bài trừ các tập tục lạc hậu và tệ nạn xã hội, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiếu số.

Toàn tỉnh Điện Biên có trên 90 báo cáo viên cấp tỉnh, 225 báo cáo viên cấp huyện, trên 2.000 tuyên truyền viên cấp xã. Điện Biên đã tổ chức hơn 14.000 cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp cho 590.000 lượt người tham dự; 10 cuộc thi thu hút 3.455 lượt người tham gia. Các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã biên soạn và cấp phát miễn phí 81.836 tài liệu tuyên truyền pháp luật, trong đó, 17.542 tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn được thông qua các hội nghị, cuộc họp, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động tư vấn pháp luật. Đặc biệt, các tài liệu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được biên soạn theo hướng thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu và bằng nhiều thứ tiếng dân tộc khác nhau.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống