Thứ hai 25/11/2024 06:00

Dệt may “ngóng” động thái của nhà nhập khẩu Mỹ

Một số vấn đề quan tâm của nhà nhập khẩu Mỹ sẽ tác động tới chiến lược kinh doanh, kéo theo số lượng đặt hàng dệt may từ Việt Nam cũng như các nước khác.

Theo các chuyên gia, thị trường Mỹ có dấu hiệu khởi sắc những tháng cuối năm 2023, có thể làm giảm áp lực sụt giảm xuất khẩu của các nhà cung ứng.

Căn cứ theo số liệu thống kê lịch sử nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ hàng năm trong 20 năm qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho rằng, mặc dù 6 tháng đầu năm 2023 nhập khẩu dệt may giảm 23% so với cùng kỳ nhưng vẫn đạt 38 tỷ USD tương đương với mức nhập khẩu bình thường trước dịch Covid 19.

Trong trường hợp không có thêm cú sốc ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu và kinh tế Mỹ vẫn duy trì được tăng trưởng việc làm hàng tháng quanh mức 200.000 việc làm mới, thu nhập trung bình theo giờ vẫn tăng trên 4% thì dự kiến 6 tháng cuối năm 2023 nhập khẩu dệt may Mỹ sẽ tăng 10% so với 6 tháng đầu năm 2023, đạt khoảng 43 tỷ USD để cả năm kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc đạt 80 tỷ USD (giảm khoảng 20% so với năm ngoái).

Dệt may Việt Nam “ngóng” động thái nhà nhập khẩu Mỹ. Ảnh: Vietnam+

Đồng tình với quan điểm này, ông Trương Văn Cẩm- Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Namnhận định: Tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ cải thiện và kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ sẽ đạt 8 tỷ USD trong năm 2023.

Thị trường nhập khẩu dệt may của Mỹ có thể khởi sắc, tuy nhiên, các nhà cung ứng được khuyến cáo cần theo dõi những vấn đề đang được các nhà nhập khẩu Mỹ quan tâm, có thể ảnh hưởng tới việc đặt hàng.

Thứ nhất, lạm phát và triển vọng nền kinh tế Mỹ. Một số nhận định cho rằng nền kinh tế Mỹ có thể tránh được cuộc suy thoái khi thị trường việc làm vẫn diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,5% nhưng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nói chung, trong đó có hàng dệt may chỉ thực sự phục hồi khi lãi suất bắt đầu xu hướng giảm.

Thứ hai, sau hơn một năm Đạo Luật chống lao động cưỡng bức (UFLPA) được thực thi, theo thống kê của cơ quan Hải quan của Mỹ (CBP), tính đến hết tháng 6/2023 đã có 812 lô hàng dệt may, da giày, trị giá 34 triệu USD bị tạm giữ điều tra liên quan đến đạo luật UFLPA. Mặc dù xét về giá trị các lô hàng bị điều tra chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong gần 60 tỷ USD nhập khẩu dệt may, da giày vào Mỹ nhưng rủi ro về trách nhiệm chứng minh không vi phạm của nhà nhập khẩu Mỹ là rất lớn. Điều này đặt ra yêu cầu cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp sợi, dệt vải đến may cần có trách nhiệm trong việc cùng nhà nhập khẩu/người mua hàng chứng minh hàng hóa xuất đi Mỹ không vi phạm UFLPA.

Thứ ba về chi phí sản xuất, chi phí lương tại các quốc gia sản xuất/xuất khẩu dệt may xu hướng tăng, chi phí tuân thủ các quy định như đạo luật UFLPA tiếp tục làm tăng chi phí sản xuất và chi phí sourcing của các hãng thời trang lớn của Mỹ.

Thứ tư, Mỹ tiếp tục tìm nguồn cung ứng thay thế Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2023, thị phần nhập khẩu các mặt hàng từ bông của Trung Quốc đã giảm xuống dưới 10% và xu hướng này chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong năm tới.

Ngoài ra, các vấn đề khác như “Tuân thủ các quy định liên quan đến thương mại” và “Đầu tư, cập nhật công nghệ” trong bối cảnh số hóa ngày càng gia tăng trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, từ thiết kế sản phẩm, quản lý đơn hàng đến truy tìm nhà cung cấp cũng là những vấn đề quan tâm của nhà mua Mỹ.

Để tận dụng cơ hội thị trường Mỹ có dấu hiệu khởi sắc những tháng cuối năm để đẩy mạnh xuất khẩu, ông Đỗ Mạnh Quyền - Trưởng Chi nhánh Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston, Mỹ cho rằng: Doanh nghiệp cần xác định lại chiến lược kế hoạch sản xuất kinh doanh nội địa, xác định rõ thị trường và sản phẩm, đẩy mạnh tìm hiểu các quy định, rào cản xuất khẩu sang thị trường Mỹ; cải thiện chất lượng hoá cũng như công nghệ sản xuất.

Ngoài tìm kênh phân phối lớn, cần tìm đến các thị trường ngách để xuất khẩu bởi các nhà phân phối lớn có trở ngại là khi họ giảm các nhu cầu sẽ ngắt kết nối, điều này khiến cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị đứt gãy. Đồng thời, các hoạt động xúc tiến thương mại nên tìm đến các doanh nghiệp, người địa phương để ký kết hợp đồng tư vấn để có được cơ hội giải quyết hàng tồn kho, hàng lẻ.

Theo số liệu từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, 7 tháng năm 2023 Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, đạt kim ngạch 8,7 tỷ USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước và giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024