Thứ hai 05/05/2025 14:44
Thừa Thiên Huế

Chính sách dân tộc giúp “đổi mới” vùng miền núi

Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai các nội dung trong chiến lược công tác dân tộc, lồng ghép thực hiện với các chương trình mục tiêu quốc gia. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được ổn định và ngày càng cải thiện.

Ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (Chương trình 135) và chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo, đời sống khó khăn (Quyết định 1592/ QĐ-TTg và Quyết định 755/ QĐ-TTg) là những chính sách thiết thực và đem lại hiệu quả nhất cho ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS cũng như ở vùng miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hạ tầng giao thông tại thị trấn A Lưới ngày càng khang trang, sạch đẹp

Theo đó, giai đoạn (2008 - 2018), đã có gần 257 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 135 đã xây dựng được 151 công trình giao thông; 23 công trình thủy lợi; 24 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; 29 công trình giáo dục và 10 công trình nước sinh hoạt... Ngoài ra, còn đầu tư hệ thống điện sinh hoạt, nâng cấp trạm y tế; sửa chữa, nâng cấp kè, cống thủy lợi và dân sinh được đầu tư theo diện cấp xã đến cấp thôn... Qua đó, đến nay, cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi được đầu tư cơ bản đồng bộ với 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế được đầu tư kiên cố và bán kiên cố. Bên cạnh đó, với nguồn kinh phí hơn 50 tỷ đồng đã hỗ trợ hiệu quả cho việc khai hoang, phục hóa, cải tạo đất sản xuất; hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc phục vụ sản xuất, giống cây trồng vật nuôi và hỗ trợ học nghề... Một phần kinh phí trên còn được dành để đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng đời sống, hạn chế những bệnh tật xảy ra cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2007 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện 9 điểm định canh định cư tập trung cho đồng bào DTTS (Quyết định 33/2013/ QĐ-TTg) về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào DTTS với nguồn hỗ trợ hơn 95,2 tỷ đồng. Trong đó, 3 dự án cơ bản hoàn thành đưa dân về định canh định cư ổn định tại thôn Tà Rỵ, xã Hương Hữu và Ta Rinh, xã Thượng Nhật (huyện Nam Đông) và dự án định canh định cư Khe Bùn xã A Ngo (huyện A Lưới).

Ngoài ra, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đã đi vào hiện thực như Chương trình 327, 135 (giai đoạn 1), thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn 2, 3)...

Ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, mặc dù đạt được nhiều kết quả cũng như hiệu quả trong triển khai các chính sách dân tộc nhưng vẫn còn một số chính sách chưa đạt hiệu quả cao khi triển khai vào hiện thực đời sống; một số chính sách tác động chưa đủ mạnh do nguồn lực hỗ trợ hạn chế, dàn trải nên công tác giảm nghèo chưa thật bền vững. Bên cạnh đó, sự thay đổi các tiêu chí về chuẩn nghèo đã khiến số đối tượng nghèo tăng lên. “Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch phân công các sở, ban, ngành, đoàn thể, trường học giúp đỡ các xã có tỷ lệ nghèo trên 25% ở hai huyện Nam Đông và A Lưới. Hy vọng từ các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và những giải pháp giảm nghèo thiết thực của Thừa Thiên Huế, vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh sẽ được khởi sắc hơn, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” - ông Nguyễn Dung nhấn mạnh.

Nguyễn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động