Thứ ba 13/05/2025 05:44

Cao Bằng: Nâng cao giá trị thương hiệu cho các sản phẩm từ thạch đen

Là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp trồng cây thạch đen, gần đây, huyện Thạch An vận động nhân dân đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Thạch An nằm ở phía đông nam của tỉnh Cao Bằng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh có sương muối, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp trồng một số cây nông nghiệp đặc hữu giá trị kinh tế cao, trong đó điển hình là cây thạch đen. Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao, được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của huyện Thạch An.

Ông Vũ Đức Thiện, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch An cho biết, thạch đen là cây trồng thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Diện tích trồng cây thạch đen của huyện lớn nhất tỉnh Cao Bằng, với trên 500ha. Năng suất trung bình khoảng 50 tạ/ha, hàng năm sản lượng gần 3.000 tấn, giá bán từ 40 - 50.000 đồng/kg, đem lại giá trị kinh tế trên 100 tỷ đồng/năm.

Thực hiện Nghị định thư giữa Việt Nam và Trung Quốc về xuất khẩu ngành hàng thạch đen chính ngạch tại các cửa khẩu, đầu năm 2021, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai 25 lớp tập huấn, hướng dẫn người dân về yêu cầu mã số vùng trồng khi xuất khẩu, đồng thời rà soát, lập hồ sơ đề nghị cấp mã vùng trồng cho cây thạch đen của huyện. Đến nay, cây thạch đen huyện Thạch An được cấp 189 mã vùng trồng, tổng diện tích trên 600ha, với khoảng 3.000 hộ trồng hàng năm.

Cây thạch đen có giá trị kinh tế cao, được xác định là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của huyện Thạch An. Ảnh minh họa

Sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An được nhiều người biết đến với hương vị thơm ngon, giòn, thơm mát, có tác dụng giải nhiệt mát gan, làm đẹp da và có nhiều dược tính có lợi cho sức khỏe.

Hiện nay, thị trường tiêu thụ thạch đen chủ yếu do các công ty, hợp tác xã, tư thương thu mua từ các hộ dân về sơ chế sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc. Trên địa bàn huyện Thạch An và một số huyện lân cận có một số doanh nghiệp, hộ gia đình chế biến thạch đen thành phẩm đóng hộp bán ở trong và ngoài tỉnh.

Ngày 16/12/2020, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận các sản phẩm liên quan đến thạch đen của huyện Thạch An. Việc được chứng nhận đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và chế biến thạch đen được sử dụng tem nhãn, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Huyện ủy Thạch An đã xây dựng chương trình phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2020-2025, trong đó tập trung phát triển cây thạch đen.

Trong những năm tới, huyện Thạch An tiếp tục vận động nhân dân mở rộng diện tích, lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ người dân thâm canh tăng năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Cao Bằng

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thêm 6 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nâng tầm giá trị của sản phẩm OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Nước mắm Lê Gia đạt chứng nhận OCOP 5 sao quốc gia

Đà Nẵng: Người lao động háo hức đi Chợ Tết Công đoàn

Lan toả tinh thần sản xuất, phân phối thực phẩm an toàn

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Tập trung đầu tư để sản phẩm OCOP Quảng Bình khẳng định được thương hiệu

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam