Cần một thị trường cho đất nông nghiệp

Đất đai là khâu đầu tiên tạo đột phá phát triển nông nghiệp. Khi nền kinh tế nông nghiệp phát triển thì việc đẩy mạnh khoa học công nghệ, thu hút doanh nghiệp (DN) vào chuỗi sản xuất là bứt thiết. Tuy nhiên, một thị trường đất nông nghiệp chưa phát triển hoàn chỉnh đang trở thành rào cản đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
can mot thi truong cho dat nong nghiep
Cần một thị trường cho đất nông nghiệp

Hơn 70% đất sản xuất nông nghiệp có diện tích nhỏ hơn 0,5ha

Chia sẻ tại Hội thảo Tham vấn các rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn (IPSARD) diễn ra sáng ngày 30/10, bà Trần Thị Thanh Nhàn - Chuyên gia Viện IPSARD – cho biết: Hơn 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có diện tích nhỏ hơn 0,5ha. Điều này khác biệt khá lớn so với các nước trong khu vực, khi từ năm 2012, Thái Lan với 1,4 triệu mảnh ruộng có quy mô hơn 22ha. Tại Trung Quốc, từ năm 2013, 8,82% diện tích có quy mô hơn 3 ha/mảnh. Cùng với đất đai manh mún, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra chậm. Thống kê không sát thực tế. Vấn đề đất nông lâm trường chưa giải quyết triệt để. Điều này cản trở không ít đến sự phát triển của thị trường đất đai.

Phân tích kỹ hơn về thị trường đất đai nông nghiệp, bà Nhàn cho hay, chỉ nói riêng về thị trường chuyển quyền sử dụng đất được diễn ra dưới 3 hình thức: Nông dân với nông dân diễn ra khá trầm lắng. Đối với giao dịch chuyển quyền sử dụng đất giữa nông dân và DN, ở giao dịch này gặp khó khăn khi khung giá đất không phù hợp giá thị trường. Về thị trường chuyển quyền sử dụng đất bằng hình thức góp vốn, thực tế không phổ biến.

Đối với thị trường cho thuê quyền sử dụng đất, ở hình thức giao dịch nông dân và nông dân chủ yếu là thỏa thuận bằng miệng. Dưới hình thức DN thuê đất, hiện đã phổ biến nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, do việc nếu DN thuê trực tiếp đất của dân sẽ rất khó khăn do chi phí giao dịch cao, rủi ro cho cả 2 bên. Còn nếu DN thuê đất của Nhà nước, hình thức này đang gặp khó vì hiện quỹ đất ngày càng hạn chế. Hình thức thứ 3 đó nhà nước thuê của dân và cho DN thuê lại đã được triển khai ở Hà Nam, Lâm Đồng và đạt được một số kết quả nhưng hiện đang vướng ở cơ chế và pháp luật, rủi ro nếu DN không thực hiện hợp đồng.

Phải để thị trường đất đai hoạt động

Là tỉnh có những đột phá trong việc tích tụ, tập trung đất đai phục vụ thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC), ông Ngô Mạnh Ngọc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam - chia sẻ: Tỉnh đã thí điểm cơ chế tích tụ đất đai theo hướng chính quyền cấp huyện, cấp xã đứng ra thuê đất của dân 20 năm sau đó cấp tỉnh ký hợp đồng cho DN thuê lại đúng như thời gian thuê đất và giá đất của dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp vẫn giữ nguyên. Ngân sách tỉnh ứng ngân sách trả tiền thuê đất cho các hộ dân trong thời gian 20 năm, sau đó DN trả tiền thuê đất 10 năm đầu ngay sau khi ký hợp đồng, sau 10 năm nộp trả hết số tiền thuê còn lại. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch được 6 khu nông nghiệp ứng dụng CNC, 2 khu đã đi vào hoạt động, đã có 67 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi với diện tích 1.160ha của 2.200 hộ dân tham gia sản xuất nông sản sạch….

Tuy nhiên, theo ông Ngọc, khi triển khai tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn do cơ chế chính sách. Theo đó, Luật Đất đai không quy định chính quyền được ký hợp đồng thuê đất của dân và không cho phép tỉnh ký hợp đồng cho thuê đất khi chưa có quyết định thu hồi bồi thường giải phóng mặt bằng. Luật Ngân sách không cho phép ứng tiền ngân sách để trả tiền thuê đất của dân sau đó thu của DN nhiều lần để hoàn trả. Quy định về hạn điền đã hạn chế việc các hộ dân đứng ra tích tụ, tập trung đất đai…

Đất đai manh mún đang là nguyên nhân chính khiến cho năng suất lao động của Việt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực và năng suất lao động của Việt Nam luôn thấp nhất so với các nước trong khu vực trong thời gian gần đây. Thêm nữa, một thị trường đất nông nghiệp chưa phát triển hoàn chỉnh đang trở thành rào cản đầu tư vào nông nghiệp.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng IPSARD - nhấn mạnh: Đất đai là khâu đầu tiên tạo đột phá phát triển nông nghiệp nhất là khi chúng ta chuyển sang giai đoạn mới, nền nông nghiệp có chức năng mới - đó là nền kinh tế nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh việc sử dụng khoa học công nghệ, thu hút DN làm chuỗi. Để làm được điều này phải để thị trường đất đai hoạt động.

Vị chuyên gia này cho rằng, pháp lý về đất nông nghiệp cần dựa trên 3 quan điểm: Quyền sử dụng đất nông nghiệp như quyền tài sản; Phát huy vai trò Nhà nước trong hỗ trợ, tạo động lực để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên mỗi đơn vị diện tích đất; Tăng hiệu quả sử dụng đất phải gắn với phát triển bền vững và ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

Theo IPSARD, có rất nhiều việc cần làm để thúc đẩy thị trường đất nông nghiệp phát triển. Nhóm nghiên cứu của IPSARD đã đưa ra kiến nghị chính nhằm xử lý những vướng mắc về cơ chế, giúp thị trường đất nông nghiệp phát triển. Cụ thể, khung giá đất cần được điều chỉnh phù hợp với thị trường, cần xem xét quy định cụ thể khung pháp lý Nhà nước thuê đất của người dân; cần có cơ chế đồng thuận khoảng 80% hộ dân và được UBND tỉnh phê duyệt dự án; nên bổ sung diện doanh nghiệp tự bồi thường…

Đất đai là khâu đầu tiên tạo đột phá phát triển nông nghiệp nhưng đất đai cũng là yếu tố được xã hội quan tâm. Do đó, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn khuyến cáo việc tạo đột phá, nếu không làm cẩn thận, có thể gây ra bất ổn và khiếu kiện. Một cơ chế về đất đai cho nông nghiệp phát triển là cần. Nhưng việc này cần bắt đầu từ “thay đổi quan điểm về quyền sử dụng đất”.

Áp lực tích tụ đất đai cho phát triển nông nghiệp ngày một lớn. Bởi vì đất đai manh mún và phân tán từ nhiều năm nay đã trở thành thách thức lớn nhất trong tạo sinh kế bền vững, mở rộng cơ hội cải thiện sinh kế cho người nông dân.

Viện IPSARD đã thực hiện nghiên cứu về đất nông nghiệp tại 4 địa điểm: An Giang, đại diện cho đồng bằng sông Cửu Long; Hà Nam, đại diện cho đồng bằng sông Hồng; Lâm Đồng đại diện cho khu vực Tây Nguyên và Hòa Bình đại diện cho khu vực miền núi phía Bắc, nhằm đưa ra các đề xuất sửa đổi Luật Đất đai và các văn bản dưới luật.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Thúc đẩy văn hóa đọc ở nông thôn là bước đi chiến lược xây nền tri thức vững chắc, góp phần phát triển nông thôn mới.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.
Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Kinh tế tuần hoàn mở hướng đi bền vững cho nông thôn mới, đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp xanh – sạch.

Tin cùng chuyên mục

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt kế hoạch 2024, Bình Điền đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định 2025 – Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông
Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách xã hội đang trở thành đòn bẩy trong việc phát triển mô hình nông thôn mới, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế.
Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Nhiều em học sinh nông thôn đang tạo dấu ấn với những sáng kiến công nghệ thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế địa phương.
Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh không còn là khái niệm xa vời khi công nghệ đã hiện diện trong quản lý, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân nông thôn.
Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Người dân Gia Lai đang viết tiếp hành trình đưa nông sản bản địa chạm tay thị trường trong và ngoài nước nhờ thay đổi tư duy trong thời đại chuyển đổi số.
Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Làn sóng cán bộ trẻ về nông thôn đang tạo ra thay đổi tích cực và chứng kiến hành trình vượt qua thử thách của những "ngọn lửa" nhiệt huyết.
Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Hle Hlang hôm nay đã khoác lên mình diện mạo mới và đằng sau đổi thay ấy là dấu ấn của những người đã âm thầm truyền lửa cho phong trào nông thôn mới.
Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Phụ nữ ngày càng giữ vai trò trung tâm trong xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Bình Điền 50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Bình Điền 50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Công ty CP Phân bón Bình Điền- thương hiệu Đầu Trâu được vinh danh Doanh nghiệp tiêu biểu TP. HCM 2025 nhờ đóng góp cho kinh tế , nông nghiệp và cộng đồng
‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội

‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội

Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần nâng cao giá trị làng nghề, phát triển du lịch nông thôn địa phương.
Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Canh tác lúa thâm canh đang gặp thách thức lớn: rơm rạ sau thu hoạch tồn đọng trên đồng ruộng, vùi lấp xuống chưa kịp phân hủy gây hiện tượng “ngộ độc hữu cơ"
Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường và sẽ được nhân rộng sau 1 năm triển khai thực hiện thí điểm.
Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa bền vững, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường
Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Việt Nam đang chuyển đổi mô hình canh tác cà phê, hồ tiêu theo hướng bền vững, thích ứng với những thay đổi lớn trên thị trường xuất khẩu.
Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Trồng nho công nghệ cao tại Đồng Du đã mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng hướng đi lâu dài để phát triển sản phẩm vẫn chưa tốt, đặc biệt trong khâu tiêu thụ.
Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Chi tiết nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ban hành quyết định phân công công tác đối với các Thứ trưởng của bộ này.
Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Cơ hội việc làm tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam

Việc thiếu nhân lực và dân số già đi tại Nhật Bản đang là vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, rất cần có sự hỗ trợ từ các bạn trẻ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hội thi Nhà nông đua tài đã diễn ra từ ngày 10 - 11/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân
Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Bộ Nông nghiệp và Môi trường dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt ra từ nay đến cuối năm đó là dồn lực giải ngân vốn đầu tư công.
Sẽ không để gián đoạn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Sẽ không để gián đoạn công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sẽ tiếp nối ngay các công việc và không để gián đoạn về công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo.
Mobile VerionPhiên bản di động