Thứ ba 29/04/2025 07:35

Bột giặt Omo

Nhằm đáp ứng nhu cầu nhận biết hàng thật - hàng giả của bà con, bắt đầu từ số 47 ra ngày 22/11/2013, Chuyên đề DTTS&MN mở chuyên mục: “Nhận biết hàng thật – hàng giả” với sự hợp tác của Cổng thông tin điện tử UBDT (Dantoc Online), các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thị trường, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam...

Hàng thật - hàng giả

 - Bột giặt Omo là sản phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và có sản lượng tiêu thụ tốt. Chính vì thế, nhiều đối tượng đã lợi dụng làm giả sản phẩm này và trà trộn vào thị trường.

Chị Lê Thị Yên - chủ một cửa hiệu tạp hóa ở Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, nhiều cửa hàng hám lợi nên bán bột giặt Omo giả. Khi bán loại bột giặt này, họ thu được lợi nhuận cao hơn hẳn. Với gói 400g, nếu như bán bột giặt Omo thật chỉ được lãi khoảng 1.400 đồng. Nhưng khi bán bột giặt Omo giả lợi nhuận có thể đạt từ 3.000 đến 4.000 đồng.

Những chủ cửa hàng này thường bày bán hàng giả xen lẫn hàng thật để đánh lừa người tiêu dùng.

Điều đáng nói là bột giặt Omo giả chất lượng rất kém, có hại cho sức khỏe. Chị Đinh Thị Hòa (Láng Thượng – Đống Đa) đã từng mua phải Omo giả cho biết: Omo giả có chất lượng kém hơn hẳn, một số đặc điểm có thể dễ nhận thấy khi sử dụng là: Bột giặt bị vón cục, mùi không thơm như Omo thật, ít bọt, rất hại da tay…

Trước tình trạng  bột giặt Omo giả đang tràn lan, đại diện của Unilever Việt Nam, đơn vị sản xuất bột giặt Omo tại 233 Nguyễn Trãi (Hà Nội) khuyến cáo tới người tiêu dùng những đặc điểm để phân biệt thật giả. Cụ thể: Omo thật có “dấu chìm” quanh bao bì với dòng chữ: “Unilever Việt Nam – Bảo đảm hàng thật”. Chỉ cần nhìn nghiêng sẽ thấy được “dấu chìm” này. Omo giả không có “dấu chìm". Tại phần giới thiệu về công ty sản xuất, Omo giả ghi:  Sản phẩm của Công ty liên doanh Unilever Việt Nam. Omo thật ghi: Sản phẩm của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam. Các họa tiết, nét chữ trên sản phẩm Omo thật được in sắc nét, khác hẳn với sản phẩm Omo giả. Giá và ngày sản xuất trên bao bì: Sản phẩm thật có giá thấp hơn và mực in có màu nâu đậm.

Bà Bùi Thị Hương, phụ trách truyền thông của Unilever Việt Nam cho biết: Công ty đã có nhiều khuyến cáo tới các đại lý và người tiêu dùng về hiện tượng hàng giả, hàng nhái. Đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, chống làm nhái, làm giả”. Bà Hương cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn mua bột giặt Omo tại các địa chỉ tin cậy, siêu thị, các đại lý chính thức của công ty để mua được hàng thật.

Nguyễn Duyên

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội