Thứ sáu 02/05/2025 20:44

Bà con cần cảnh giác khi mua củ đinh lăng làm thuốc

Trên Quốc lộ 6 qua địa phận huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) có rất nhiều điểm rao bán củ đinh lăng về ngâm rượu, làm thuốc. Thế nhưng, những người có kinh nghiệm cho biết, đó là những củ đinh lăng… giả.

Đinh lăng thái lát, phơi khô làm thuốc

 - Tại những quầy rao bán củ đinh lăng, đống củ được dựng thành bó, đã được rửa sạch sẽ, tựa như những củ sắn dây. Người bán hàng cho biết, đây là củ đinh lăng có tuổi đời vài chục năm tuổi, giá 150.000 đồng/kg. Người bán hàng quảng cáo, đấy là “nhân sâm” rất tốt cho sức khỏe, có thể ngâm rượu hoặc uống”. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, mỗi “củ đinh lăng” dài chừng 40cm, to cỡ bắp tay người lớn, thẳng tắp chứ không ngoằn ngoèo, không có các rễ phụ, rễ bé… quanh thân củ. Một thương lái chuyên kinh doanh sản vật ở đây cho biết, để lừa những người không biết, hầu hết các cửa hàng đều cắt hết phần liên quan đến gốc để không ai nhận biết được, cũng không có bất kỳ một tý lá nào làm “dấu hiệu”. Nhiều điểm, họ thái lát mỏng, phơi khô, cho vào túi ny-lon. Một túi phơi khô được bán với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg. “Trước cơn sốt thu mua đinh lăng bán cho Trung Quốc làm dược liệu, hầu hết các cây đinh lăng trong các nhà dân đã bị thương lái đi săn lùng hết cả, rất ít vùng còn. Thế nên, hàng vài chục điểm treo biển bán củ đinh lăng, củ to, mập như củ sắn dây… là điều không tin được” – thương lái này cho biết thêm. Theo kinh nghiệm của bà con, thực tế đây là củ của một loại cây trên rừng, thuộc họ cây củ mài, củ nhiều nước và bột, không có xơ. Còn cây đinh lăng trồng chục năm mới có củ, bé bằng cỡ ngón chân cái, có mùi hăng đặc trưng, không thể có củ đinh lăng nào nặng gần 1kg cả.

Không chỉ bày bán ven đường, nhiều người còn bị lừa mua phải củ đinh lăng giả của những người chở xe máy đi bán rong trên Hà Nội. Những người bán rong này chất củ đinh lăng sau xe máy, bán kèm theo ong đất, ong vò vẽ, tắc kè, bìm bịp… Thậm chí để “hợp lý” với những sản vật tự nhiên bắt được trên rừng như quảng cáo, những người này thường đi xe máy mang biển kiểm soát của Hòa Bình, Điện Biên… Nhiều nơi, để lừa người mua, họ lấy keo gắn lá đinh lăng trên thân củ khiến không ít người đã mắc lừa mua phải đinh lăng giả.

PV

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động