Thứ hai 23/12/2024 11:48

Anh thanh niên vùng biên Đắk Lắk làm giàu từ ốc nhồi

Tại huyện biên giới Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk), anh Huỳnh Ngọc Hội (33 tuổi, trú tại xã Ea Bar) đã khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi ốc nhồi, bình quân mỗi tháng doanh thu hàng chục triệu đồng.

Mô hình khởi nghiệp nuôi ốc nhồi được anh Huỳnh Ngọc Hội (33 tuổi, trú tại xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) bắt đầu từ năm 2018.

Khởi nghiệp với khoảng 20.000 con ốc nhồi giống, đến nay anh Hội đã mở rộng diện tích ốc lên gần 2.000 m2 với khoảng 15.000 con ốc bố mẹ để sinh sản, 20.000 con ốc thương phẩm và 50.000 con ốc giống nuôi thương phẩm.
Theo chia sẻ của anh Hội, trước khi "bén duyên" với ốc nhồi, anh cũng đã từng thử sức nuôi cua đồng, tuy nhiên chi phí nuôi cua đồng khá tốn kém, đầu ra không ổn định, hiệu quả kinh tế không cao. Qua tìm hiểu, anh thấy ốc nhồi có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhu cầu tiêu thụ ổn định, đồng thời giá thị trường cao nên anh quyết định chuyển sang nuôi ốc nhồi.
“Ban đầu mình tìm kiếm nguồn giống từ các ao hồ thiên nhiên, sau đó cải tạo giống hiện có trở thành giống phù hợp với điều kiện ở địa phương hơn. Con ốc này nuôi dễ chứ không phải khó, nhưng quan trọng là nguồn nước, thức ăn và khí hậu mình phải nắm được 3 yếu tố quan trọng đó thì nó mới thành công được” anh Hội cho biết.
Theo kinh nghiệm của anh Hội, ốc nhồi nuôi tầm 6 tháng sẽ bước vào mùa sinh sản, anh sẽ tiến hành gom trứng rồi cho vào thùng xốp tự ấp. Thường sau 15 ngày trứng sẽ tự nở và lúc đấy có thể xuất bán cho khách.
“Mẻ nào thu hoạch được thì người ta đến lấy luôn mẻ đó, chủ yếu là khách hàng từ các huyện lân cận hoặc các tỉnh như Đắk Nông, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi… Cũng có nhiều khách đến tham quan mô hình rồi từ đó bắt đầu mua giống, học hỏi kinh nghiệm để nuôi” anh Hội chia sẻ.
Thức ăn của ốc nhồi đơn giản chỉ là những sản phẩm nông nghiệp như rau, củ… thậm chí những loại củ quả hư hỏng, bị bỏ đi thì ốc nhồi đều có thể ăn được. Nguồn thức ăn này đều dễ kiến, anh Hội có thể tận dụng từ các sản phẩm trong vườn hoặc thu mua từ người dân hoặc chợ địa phương.
Khu vực ao nuôi của anh Hội có tổng diện tích 2.000 m2 với mật độ thả nuôi 200 con/m2, mỗi mùa vụ kéo dài khoảng 4-5 tháng tùy theo thời tiết. Ốc nhồi thương phẩm đạt kích cỡ khoảng 30 con/1 kg thì anh Hội bắt đầu thu hoạch và được các thương lái, nhà hàng đến tận nơi thu mua với giá khoảng 75.000 đồng/kg, mỗi tháng đem lại lợi nhuận khoảng 40.000.000 đồng.
Sản phẩm làm từ ốc nhồi của anh có đầu ra ổn định, giúp bản thân anh phát triển kinh tế bền vững. Bên cạnh đó, mô hình khởi nghiệp của anh đã thu hút nhiều bạn trẻ tìm tới học hỏi kinh nghiệm về khởi nghiệp ốc nhồi. Tổ hợp tác Thanh niên nuôi ốc nhồi huyện Buôn Đôn do anh thành lập ban đầu với 14 thành viên, đến nay đã lên đến 25 hội viên.
Trao đổi với PV Báo Công Thương, ông Nguyễn Quang Trung, Bí thư huyện đoàn Buôn Đôn cho biết, mô hình nuôi ốc nhồi của anh Hội là một mô hình khởi nghiệp mới của thanh niên địa phương Buôn Đôn. Với ưu thế chi phí thấp, dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với các bạn thanh niên mới khởi nghiệp có vốn thấp. “Sau khi xem xét khả năng tiêu thụ của sản phẩm ốc nhồi trên thị trường, Huyện đoàn đã mạnh dạn triển khai mô hình này đến các bạn thanh niên trên địa bàn. Đến nay anh Hội đã giúp đỡ nhiều thanh niên trên địa bàn cả giống và kỹ thuật nuôi ốc, tạo hiệu ứng tốt trong phong trào khởi nghiệp trên địa bàn huyện Buôn Đôn” ông Trung cho biết.
Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu