“5 không” cho doanh nghiệp Việt khi kinh doanh tại EU

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa đưa ra một loạt khuyến nghị về những hành vi mà doanh nghiệp Việt Nam không được thực hiện hoặc không nên thực hiện khi kinh doanh tại thị trường EU để tránh thua thiệt không đáng có.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) không chỉ mở ra cơ hội giúp Việt Nam trở thành “mắt xích” quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường EU.

Tuy nhiên, việc kinh doanh tại thị trường EU cần tuân thủ chặt chẽ hệ thống pháp luật EU (trong đó bao gồm pháp luật cạnh tranh). Vi phạm pháp luật cạnh tranh tại EU làm cho doanh nghiệp đối mặt với rủi ro pháp lý, cũng như các thiệt hại về tài chính để theo đuổi vụ việc nếu vụ việc bị điều tra và xét xử tại. Ngược lại, khi doanh nghiệp là đối tượng chịu sự tác động của hành vi vi phạm, quyền và lợi ích của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Việc nắm rõ các quy định về pháp luật cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình.

Nhằm giúp doanh nghiệp Việt đang và sẽ đầu tư vào EU tránh được những thua thiệt không đáng có, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã đưa ra một loạt khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt khi kinh doanh tại thị trường này.

Thứ nhất, là xây dựng các quy tắc khi trao đổi thông tin với đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp yêu cầu nhân viên các cấp không được phép trao đổi với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp những nội dung như: Các thông tin liên quan đến việc bán hàng tại thị trường EU (hỏi đối thủ cạnh tranh có tham gia vào cuộc đấu thầu cụ thể nào đó hay không; giá của một mặt hàng nhất định, chiết khấu hoặc các nội dung khác liên quan đến giá sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh tại EU…).

Hay, trao đổi với các đối thủ cạnh tranh về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh tại EU (ví dụ như lượng hàng tồn kho tại thị trường EU; chi phí sản xuất; nguồn lực hoặc quy trình sản xuất sản phẩm…). Ngoài ra, doanh nghiệp Việt cũng không được phép trao đổi với các đối thủ cạnh tranh về các thông tin, kế hoạch tương lai của doanh nghiệp. Như: Các kế hoạch đầu tư nguồn vốn; kế hoạch về sản phẩm mới, chuẩn bị gia nhập vào thị trường EU của doanh nghiệp; hoặc trao đổi và đưa ra các thỏa thuận với đối thủ cạnh tranh liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp khác (ví dụ như cùng thỏa thuận không nhập nguyên liệu từ một nhà cung cấp nhất định tại thị trường EU)…

“5 không” cho doanh nghiệp Việt khi kinh doanh tại EU
Việc nắm rõ các quy định về pháp luật cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình (Ảnh minh hoạ)

Thứ hai, luôn cảnh giác khi tham gia vào Hiệp hội thương mại. Hiệp hội thương mại là một trong những kênh thông tin giúp doanh nghiệp nắm bắt thị trường. Tuy nhiên, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thông thường ẩn nấp dưới các hoạt động của hiệp hội. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các hiệp hội tại thị trường EU cần cảnh giác và rà soát chặt chẽ hoạt động của hiệp hội. Từ đó, giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro từ việc vô tình thực hiện hành vi vi phạm.

Theo đó, doanh nghiệp Việt không được thực hiện các hành vi như: Trao đổi bất kỳ thông tin liên quan đến giá, sản lượng trong các buổi họp với hiệp hội hoặc các buổi gặp mặt giao lưu giữa các thành viên trong hiệp hội. Hay, tham gia vào bất kỳ các cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu ý kiến thành viên có nên loại bỏ bất kỳ doanh nghiệp nào ra khỏi ngành công nghiệp mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại thị trường EU…

“Khi tham gia vào các cuộc họp giữa các thành viên của hiệp hội (do hiệp hội tổ chức hoặc do một trong các thành viên của hiệp hội tổ chức), nếu doanh nghiệp nhận thấy các thành viên khác đang trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan tới giá, sản lượng,… thì nhân viên doanh nghiệp cần rời cuộc họp ngay lập tức”- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến nghị.

Thứ ba, doanh nghiệp Việt cần xây dựng các quy tắc khi liên lạc với khách hàng và nhà cung cấp sản phẩm. Trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác khách hàng (nhà phân phối) hoặc các nhà cung cấp nguyên vật liệu, doanh nghiệp không nên thực hiện những hành vi như: Ép buộc nhà phân phối phải tuân theo mức giá nhất định.

Trao đổi với các doanh nghiệp ở các khâu đoạn khác nhau (nhà cung cấp hoặc nhà phân phối) về việc không được giao dịch với một khách hàng cụ thể nào đó. Ví dụ, doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu nhà phân phối X tại thủ đô Paris của Pháp không được bán cho khách hàng từ Lyon và ngược lại. “Những hành vi này có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh nếu như cơ quan cạnh tranh chứng minh được tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể tới thị trường EU” - đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết.

Thứ tư, cần rà soát hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp phân phối hoặc doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu tại thị trường EU. Đối với doanh nghiệp Việt Nam có vị trí thống lĩnh trên một thị trường liên quan nhất định tại EU, doanh nghiệp không được thực hiện những hành vi nếu hành vi đó gây tổn hại tới cạnh tranh. Như, áp đặt mức giá cao bất hợp lý trên thị trường; áp đặt các mức giá khác biệt với người mua một cách bất hợp lý; hạn chế sản lượng.

Do đó, doanh nghiệp cần rà soát hợp đồng giữa doanh nghiệp và các doanh nghiệp phân phối hoặc doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu tại thị trường EU nhằm loại bỏ các điều khoản có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Thứ năm, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý các doanh nghiệp vấn đề tham gia Chương trình khoan hồng nếu thực hiện hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Trong trường hợp doanh nghiệp cho rằng đã vô tình tham gia vào hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh tại thị trường EU thì nên khai báo và tham gia Chương trình khoan hồng theo pháp luật cạnh tranh EU để hưởng miễn trừ tiền phạt.

Luật Cạnh tranh EU bao gồm 4 nội dung chính: (i) cartel hay thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền; (iii) kiểm soát tập trung kinh tế; (iv) các biện pháp hỗ trợ của chính phủ các nước thành viên. Các quy định liên quan đến cartel, độc quyền và biện pháp hỗ trợ của Chính phủ được quy định tại Hiệp ước về các chức năng của EU (Hiệp ước TFEU). Trong khi đó, các quy định liên quan đến kiểm soát tập trung kinh tế được quy định tại các chỉ thị do Hội đồng ban hành.
Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 648 tỷ USD, tăng 15,8%. Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024 ước đạt 1,1 tỷ USD, lũy kế 10 tháng năm 2024 ước đạt 10,6 tỷ USD.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững.
Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, với thị phần chiếm 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Ả rập Xê út tăng trưởng mạnh, trong đó, rau quả, gạo, hồ tiêu ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động