Thứ tư 01/01/2025 21:24

Xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 3/4, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp tổ chức “Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.

“Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương phối hợp với Uỷ ban Xúc tiến thương mại Tứ Xuyên (Trung Quốc) tổ chức.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩucủa Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Ông Lê Hoàng Tài- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương

Những năm gần đây, hợp tác Việt Nam – Trung Quốc (Tứ Xuyên) không ngừng đi vào chiều sâu và ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực nhờ tận dụng tốt lợi thế hợp tác giữa hai nước, cơ hội do Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực mang lại và sự kết nối của tuyến đường sắt liên vận Trung Quốc – Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp lớn của tỉnh Tứ Xuyên đã đầu tư tại Việt Nam và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của các địa phương của Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở giao lưu kinh tế, thương mại, Việt Nam – Trung Quốc (Tứ Xuyên) còn duy trì chặt chẽ giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa và các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau.

Tuy có vị trí, vai trò quan trọng và thị trường đầy tiềm năng với dân số khoảng 84 triệu người nhưng hợp tác kinh tế, thương mại Tứ Xuyên với Việt Nam còn chưa xứng với tiềm năng của hai bên. Năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc (Tứ Xuyên) mới chỉ đạt trên 11 tỷ USD, chiếm tỷ trọng còn rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc.

“Hội nghị Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (Tứ Xuyên)

Hơn nữa, năm 2022, do ảnh hưởng của dịch bệnh, kim ngạch xuất nhập khẩu hai bên sụt giảm khoảng 20% so với năm 2021. Hiện tại, thương mại giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã cơ bản khôi phục hoàn toàn như trước khi xảy ra đại dịch Covid - 19, có thể thấy tiềm năng và dư địa để khai thác và phát triển hợp tác kinh tế, thương mại giữa các địa phương của Việt Nam và tỉnh Tứ Xuyên còn rất lớn.

Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cũng thông tin thêm: Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) đánh giá cao Ủy ban Xúc tiến thương mại tỉnh Tứ Xuyên tổ chức đoàn doanh nghiệp Tứ Xuyên sang khảo sát, làm việc và kết nối giao thương với các doanh nghiệp Việt Nam. “Mong rằng các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trong ngành Công Thương sẽ được hai bên phối hợp tổ chức thường xuyên, liên tục, tạo cơ hội để cho doanh nghiệp được gặp gỡ, trao đổi tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư và kinh doanh”, ông Lê Hoàng Tài kỳ vọng.

Bà Hoàng Lê- Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến thương mại Tứ Xuyên

Tại Hội nghị, bà Hoàng Lê - Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến thương mại Tứ Xuyên phát biểu: Chúng ta đã vượt qua đại dịch nối cầu hợp tác cho doanh nghiệp hai bên cùng nhau thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cơ quan chính quyền hai nước, cơ quan phụ trách Công Thương gặp nhau ở hoạt động này là sự kiện cụ thể hoá hành động của chúng ta. Hội nghị ngày hôm nay, không chỉ thể hiện mối quan hệ thân thiết mà còn là cơ hội cho hai bên thực hiện mục tiêu kinh tế của mình, là cơ hội mở ra giai đoạn hợp tác mới tốt hơn.

Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác và trao đổi thông tin, giao thương

Tham dự sự kiện ngày hôm nay, 65 doanh nghiệp Tứ Xuyên hoạt động trong nhiều lĩnh vực như điện tử hàng tiêu dùng, kim loại, ô tô, xe máy, nông nghiệp… Doanh nghiệp Tứ Xuyên và doanh nghiệp Việt Nam cùng trao đổi thông tin, tiến tới cơ hội hợp tác.

Bà Lê Hoàng cũng bày tỏ mong muốn: Uỷ ban Xúc tiến thương mại Tứ Xuyên sẵn sàng hợp tác với Bộ Công Thương triển khai nhiều chương trình hợp tác thiết thực hơn, nhiều hoạt động phong phú hơn. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương giúp (chúng tôi) tổ chức nhiều hơn hoạt động như thế này. Để doanh nghiệp hai bên cùng tìm hiểu, tiến tới hợp tác và cùng phát triển.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc ước đạt 23,4 tỷ USD

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp với calcium carbonate filler masterbatch

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Tăng cường kỷ luật, kiên quyết chống thất thu thuế

Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi nylon filament yarn

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 với nhiều đột phá ấn tượng

Hội nghị Tổng kết công tác xúc tiến thương mại năm 2024

Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Miến dong Nhân Đức: Vị miền núi Phù Yên trên Sàn Việt

Măng trúc muối ớt Háng Đồng: Vị Tây Bắc trên Sàn Việt

Phở sắn nguyên chất Caromi: Tinh hoa ẩm thực trên Sàn Việt

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm