Xuất khẩu gặp khó, giá cá tra trong nước lao dốc

Giá cá tra thương phẩm và cá giống giảm mức thấp nhất trong 10 năm qua do xuất khẩu (XK) gặp khó. Hiện nay, mỗi kg cá bán ra, người nuôi lỗ từ 5.000 - 6000 đồng/kg tùy loại. Yếu trong liên kết, sản lượng vượt quy hoạch, khiến cá tra vẫn loay hoay trong bài toán “được mùa, mất giá”.    

Giá cá tra lao dốc

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)), giá bán buôn cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong tháng 6/2019 tiếp tục xu hướng giảm khoảng 2.000 đ/kg so với tháng trước xuống còn 22.000-23.000 đ/kg đối với cá tra loại I (800-900g/con), trong khi giá thu mua chỉ trong khoảng 20.000-21.000 đ/kg. Lượng bắt của các doanh nghiệp (DN) ở mức thấp, chủ yếu bắt cá ao nhà và hạn chế mua ngoài.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản nhận định, nhìn chung thị trường cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong nửa đầu năm 2019 có xu hướng suy yếu dần sau một năm liên tục tăng nóng: giảm gần 16.000 đ/kg so với cùng kỳ năm 2018, giảm gần 10.000 đ/kg so với đầu năm nay và đang ở mức thấp nhất trong khoảng 2 năm qua. Do ảnh hưởng bởi giá cá tra nguyên liệu giảm nên nhu cầu giống thả nuôi trong dân giảm, giá cá giống cũng giảm mạnh: loại 30 con/kg dao động ở mức 18.000 - 20.000 đ/kg (trong khi cuối năm 2018 giá cá giống là 60.000-65.000 đ/kg).

xuat khau gap kho gia ca tra trong nuoc lao doc
Xuất khẩu gặp khó khiến giá cá tra trong nước lao dốc

Trao đổi với phóng viên báo Công Thương, ông Dương Nghĩa Quốc – Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam – nhận định, nguyên nhân giá giảm là do XK giảm mạnh đặc biệt là XK sang 2 thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc.

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam (Vasep) cũng cho thấy, 4 tháng liên tiếp từ tháng 3-6/2019, giá trị XK cá tra giảm từ 6-17,6% so với cùng kỳ năm 2018. Cụ thể, 6 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông có chiều hướng tăng trưởng chậm hơn nhiều so với các năm trước. Tính đến hết tháng 6/2019, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 254,3 triệu USD, tăng 1,2%, chiếm 26,4% tổng giá trị XK cá tra. Đối với thị trường Mỹ, tính đến hết tháng 6/2019, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ đạt 141,9 triệu USD, giảm 27,9% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 6/2019, giá trị XK cá tra sang thị trường này giảm mạnh tới 40,8%.

Lý giải nguyên nhân khiến giá cá tra giảm mạnh, đại diện Vasep cho rằng, nửa cuối năm 2018 giá cá tra tăng cao khiến nhiều hộ nuôi thả cá tra phấn khởi mở rộng diện tích ao, nhiều nhà đã đầu tư thêm diện tích mới. Hơn nữa, sang năm 2019 dù giá cá tra có dấu hiệu "giảm nhiệt", nhưng đến hết quý I/2019, nông dân và DN vẫn thu lãi lớn từ nuôi và XK cá tra. Tuy nhiên, từ cuối quý I/2019 giá cá tra bắt đầu giảm mạnh và từ đầu tháng 7/2019 đến nay, giá cá tra thương phẩm và cá giống ở mức thấp nhất trong 10 năm gần đây. Hơn nữa, Trung Quốc siết chặt hàng rào kỹ thuật; số lượng cá tra XK sang Mỹ cũng giảm sút mạnh khiến lượng cá bị “đóng băng” không thể XK, lượng cá tồn đọng đang gia tăng.

Cơ chế chính sách vẫn nhiều bất lợi

Thực tế, câu chuyện cá tra được mùa, mất giá vẫn là điệp khúc không chỉ đối với cá tra và với nhiều loại nông sản Việt. Ông Dương Nghĩa Quốc cho hay, khi người dân thấy việc nuôi cá tra có lợi thì họ sẽ tìm cách để nâng cao thu nhập. “Diện tích cá tra tại ĐBSCL so với quy hoạch ai cũng biết nhưng tăng thế nào lại chưa có con số cụ thể”, ông Dương Nghĩa Quốc nói.

Phân tích kỹ hơn về những tồn tại của ngành hàng này, ông Dương Nghĩa Quốc nhận định, thực tế, về cơ chế chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, vấn đề liên kết chuỗi, việc vận động để người dân liên kết với DN để sản xuất cũng chỉ là một phần của vấn đề. Ở đây còn là câu chuyện của liên kết vùng, liên kết giữa các tỉnh với nhau và ai là người điều hành thì vẫn thiếu. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng, khi giá cá tra tăng và nuôi cá tra có hiệu quả, chúng ta quay ra cấm người dân không được nuôi là không được.

Vấn đề nữa vô cùng quan trọng là liên kết ngang giữa các DN. Thực tế, các DN cũng tự làm khó mình, khi có hiệu quả thì tranh mua, khi khủng hoảng bắt đầu "mạnh ai nấy bán", không cần biết đến lợi ích chung. Đây là điểm yếu cố hữu của các DN hiện nay.

Ông Dương Nghĩa Quốc kiến nghị, các bộ, ngành trung ương cần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm hiện nay. “Ngành cá tra khác ngành khác, nếu ùn tắc thì rất khó vì cá nuôi tới cỡ phải bán, càng nuôi càng lỗ. Nếu cá 2-3kg thì chịu thua luôn, không tiêu thụ được”, ông Dương Nghĩa Quốc nói.

Cũng theo ông Dương Nghĩa Quốc, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn cho DN chúng ta cũng không dừng lại ở việc nói chung chung, hô khẩu hiệu mà cần theo hướng khó ở thị trường nào thì các bộ ngành cùng phối hợp với DN để tháo gỡ những nút thắt ở thị trường đó. "Thực tế, cá tra Việt hiện không còn một mình một chợ. Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia cũng đang mở rộng nuôi cá tra, nếu họ làm được thì chúng ta cũng phải xem chừng vì đây là yếu tố cạnh tranh", ông Dương Nghĩa Quốc khuyến nghị.

Nhận định thị trường cá tra những tháng cuối năm, ông Dương Nghĩa Quốc cho hay, rất khó dự đoán bởi hiện nay sức mua cá tra từ thị trường Trung Quốc giảm mạnh, sức mua tại thị trường Mỹ cũng chững lại bởi lượng cá tra thu mua từ năm 2018 vẫn còn tồn đọng nhiều nên lượng hàng tồn kho còn nhiều.

Về tác động của các Hiệp định tự do thương mại (FTA) như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), ông Dương Nghĩa Quốc cho rằng, mặc dù ngành nông nghiệp nói chung và cá tra nói riêng được nhận định là sẽ có những tác động tích cực rất lớn, tuy nhiên, để có thể được hưởng các ưu đãi về thuế xuất cần có lộ trình. Mặt khác, hàng hóa cần phải nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm để có thể đón nhận những lợi thế mà các FTA mang lại.

Về dài hạn, ngành cá tra hội nhập vào sân chơi quốc tế, phải đảm bảo về tiêu chuẩn xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm và quan trọng nhất là phải có thương hiệu. “Hội nhập rồi không làm tốt thì mình để dùng thôi chứ bán cho ai. Việc này, để DN tự làm không nổi mà cần sự hỗ trợ của nhà nước, nhất là Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT”, ông Dương Nghĩa Quốc nhấn mạnh.

Theo Vasep, tính đến hết tháng 6/2019, tổng giá trị XK cá tra đạt 961,6 triệu USD, giảm 4,1% so với nửa đầu năm trước. XK sang thị trường Mỹ, Brazil và Colombia giảm cũng kéo tốc độ tăng trưởng chung chậm lại.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động