Thứ sáu 15/11/2024 18:15

Xuất khẩu dệt may, da giày tăng tốc tháng đầu năm

Xuất khẩu dệt may đã tăng trưởng 3,3%; còn xuất khẩu da giày tăng đến 26,4% so với cùng kỳ năm 2020 ngay trong tháng đầu năm, tạo điều kiện để hoàn thành mục tiêu cho cả năm 2021.

Theo Bộ Công Thương, đến nay trên thế giới, tình hình đại dịch vẫn diễn biến phức tạp. Thậm chí, tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Dự báo, năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.

Xuất khẩu dệt may khởi sắc đầu năm 2021

Tuy nhiên, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được kí kết hồi giữa tháng 11/2020 sẽ được kỳ vọng tạo ra động lực, cơ hội cho dệt may Việt Nam và thay thế một số thị trường mà đại dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được và đang ảnh hưởng lớn đến thị trường của dệt may Việt Nam như châu Âu. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. Một số sản phẩm trong ngành có tăng 35,6% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 92,4 triệu m2, tăng 20,4% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt 380,1 triệu cái, tăng 9,3%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 01 ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

Bộ Công Thương khuyến cáo, trong thời gian tới, ngành cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới, cần tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp dệt may, đưa doanh nghiệp dệt may tiếp cận với không gian chung của ngành thời trang thế giới. Đồng thời tiếp tục tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, kể cả những yếu tố mới mà hiệp định RCEP mang lại, nhất là phát triển, mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho hay, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đưa ra 5 giải pháp. Cụ thể, các DN phải thích ứng được với chuyển đổi nhanh khi mà biến cố thị trường sức mua toàn cầu giảm, nhiều mặt hàng truyền thống của Việt Nam không còn chuyên môn hóa, vest tông, sơ mi nam, sơ mi nữ đã giảm xuống 70-80%. Đây là một thách thức lớn đối với ngành dệt may Việt Nam buộc các doanh nghiệp phải thích ứng.

Đồng thời, các DN cần tìm hiểu tình hình thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế để tìm giải pháp phù hợp, chủ động ứng phó với tình hình kinh tế trong năm 2021.

Ngoài ra, để thực hiện giải pháp vượt qua thách thức của dịch Covid-19 không có giải pháp nào khác là xây dựng các liên kết chuỗi của ngành công nghiệp dệt may trong khu vực, đặc biệt là liên kết chuỗi với các nước trong khối cộng đồng mà các hiệp định thương mại tự do. Đây là vấn đề sống còn cho mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành dệt may Việt Nam cũng cần đưa ra chiến lược trong phát triển bền vững. Đặc biệt, phải đặt ra và tuân theo các tiêu chí chứng nhận xuất xứ và các chứng nhận về đảm bảo môi trường, vấn đề tiết kiệm năng lượng, vấn đề tái tạo và đặc biệt là vấn đề an toàn trong sản phẩm sản xuất.

Đặc biệt, để thích ứng và vượt qua dịch Covid-19, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành dệt may rất quan trọng. Trong đó, phải xây dựng tầm nhìn về một số giải pháp tự động hóa, đặc biệt là tự động hóa cho ngành kéo sợi, ngành dệt, nhuộm và quản trị ngành may.

Đối với ngành da giày, tháng 1/2021, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng giầy, dép da tháng 1 ước đạt 21,9 triệu đôi, tăng 3% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại tháng 01 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.

Tương tự như ngành dệt may, các doanh nghiệp ngành da giày cũng đã và đang chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định thương mại mang lại nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu. Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19, những chuỗi cung ứng mới đang được xác lập lại, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp FDI tiếp tục đầu tư mới và mở rộng sản xuất, sẽ giúp ngành da giày duy trì tăng trưởng xuất khẩu.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu da giày

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

'Rộng cửa' xuất khẩu giày dép sang thị trường Chile

Nhập khẩu thịt heo có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD