Doanh nghiệp nữ cần làm gì để tăng doanh thu nhờ kinh doanh trên thương mại điện tử?

Thương mại điện tử phát triển, việc mở rộng thị trường thông qua các nền tảng trực tuyến đang trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thương mại điện tử 'mở đường' cho doanh nghiệp nữ Việt Nam Nâng cao kỹ năng cho doanh nghiệp nữ Việt Nam Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ loay hoay tìm vốn để chuyển đổi xanh

Trong 2 ngày 18 và 19/3/2025, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương đã phối hợp với Chương trình SheTrades của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC SheTrades) tổ chức khóa đào tạo trực tuyến "Xúc tiến xuất khẩu trực tuyến sang thị trường EU thông qua sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp nữ tại Việt Nam".

Khóa đào tạo không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận với các xu hướng thương mại điện tử mới mà còn mang lại những kiến thức thực tế về cách mở rộng thị trường, đặc biệt là vào EU - một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Cánh cửa rộng mở ra thị trường nước ngoài

Là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, EU nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ dệt may, nông sản, thực phẩm chế biến đến máy móc, linh kiện điện tử. Theo thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2024 đạt gần 800 tỷ USD, trong đó ngành hàng dệt may và da giày giúp Việt Nam trở thành một trong năm nước xuất khẩu lớn nhất vào khu vực này.

Riêng đối với lĩnh vực nông sản, EU hiện là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm như cà phê (chiếm 16% thị phần), hạt điều, gạo và trái cây nhiệt đới. Thủy sản, đặc biệt là cá tra và tôm đông lạnh, cũng có nhu cầu cao tại các quốc gia như Đức, Hà Lan và Bỉ.

Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) đã giúp các doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường EU dễ dàng hơn, rút ngắn khoảng cách địa lý và giảm thiểu chi phí phân phối. Các nền tảng như Amazon, Alibaba, eBay, Etsy hay Shopify đã trở thành cầu nối quan trọng để hàng hóa Việt Nam đến tay người tiêu dùng châu Âu mà không cần hệ thống phân phối truyền thống.

Ông Nguyễn Thành Dương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Cục Xúc tiến thương mại luôn có các chương trình, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nữ Việt Nam nói riêng, tạo nền tảng để các doanh nghiệp tăng cường kết nối, xuất nhập khẩu sang thị trường EU.

Ông Nguyễn Thành Dương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương
Ông Nguyễn Thành Dương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương

“Cục Xúc tiến thương mại đang có một gói hỗ trợ miễn phí sẽ được dành cho 32 doanh nghiệp nữ làm chủ để tham gia nền tảng Alibaba (1 trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới) trong vòng một năm. Hiện tại, quá trình xét duyệt và hoàn tất thủ tục với SheTrades đang được tiến hành, dự kiến đến cuối tháng 4 sẽ công bố danh sách các doanh nghiệp được chọn”, ông Nguyễn Thành Dương chia sẻ.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Đại diện hộ kinh doanh Yến sào và Mật hoa thốt nốt Chân Phương bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp chế biến, phát triển các đặc sản của địa phương, đặc biệt là khu vực biên giới sẽ nhận được sự ưu tiên lựa chọn sở hữu gói hỗ trợ của Cục Xúc tiến thương mại.

Bà Nguyễn Xuân Hải Yến – Phó Giám đốc Công ty Proline Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp nhỏ chỉ chiếm khoảng 22% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong gần 800 tỷ USD tỷ lệ xuất nhập khẩu Việt Nam sang EU năm 2024. “Điều này cho thấy vẫn còn nhiều dư địa để doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường quốc tế”, bà Nguyễn Xuân Hải Yến nhận định.

Doanh nghiệp nữ cần chuẩn bị gì để thành công trên thương mại điện tử?

Trước khi bước vào thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ về nhu cầu khách hàng, tiêu chuẩn chất lượng và quy định nhập khẩu của từng khu vực. Đối với thị trường EU, các sản phẩm hữu cơ, thủ công mỹ nghệ, thời trang bền vững đang ngày càng được ưa chuộng.

Doanh nghiệp nữ cần làm gì để tăng doanh thu nhờ kinh doanh trên thương mại điện tử?
Thương mại điện tử góp phần quan trọng giúp doanh nghiệp Việt vươn ra thị trường quốc tế. Ảnh: Lưu Hà.

Lựa chọn nền tảng TMĐT phù hợp cũng là yếu tố quan trọng. Doanh nghiệp có thể tham gia các sàn B2B như Alibaba, Amazon Business, Global Sources để kết nối với nhà nhập khẩu hoặc chọn các nền tảng B2C như Amazon, eBay, Etsy, Shopify để bán trực tiếp cho khách hàng. Các sản phẩm thủ công, quà tặng có thể nhắm đến sàn chuyên biệt như Faire, Tundra để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

Bà Nguyễn Thị Phượng Uyên - Trưởng phòng CSKH Trung tâm Thương mại điện tử khu vực phía Bắc OSB Group cho rằng, doanh nghiệp cần đầu tư bài bản vào hình ảnh thương hiệu, từ thiết kế bao bì, hình ảnh sản phẩm đến cách trình bày gian hàng trên nền tảng TMĐT. Việc tối ưu SEO giúp sản phẩm dễ dàng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của sàn TMĐT, gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

“Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng giúp tối ưu hóa quy trình vận hành. Các phần mềm quản lý đơn hàng, chatbot tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm mua sắm và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng”, bà Uyên chia sẻ.

Doanh nghiệp nữ cần làm gì để tăng doanh thu nhờ kinh doanh trên thương mại điện tử?
Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với các đơn vị tổ chức khoá đào tạo "Xúc tiến xuất khẩu trực tuyến sang thị trường EU thông qua sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp nữ tại Việt Nam" ngày 18,19/3. Ảnh chụp màn hình.

Xuất khẩu qua TMĐT đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược logistics phù hợp. Các mô hình như dropshipping, fulfillment hoặc hợp tác với các đơn vị vận chuyển uy tín như DHL, UPS, FedEx giúp đảm bảo giao hàng nhanh chóng, giảm chi phí tồn kho và hạn chế tình trạng trả hàng.

Ngoài ra, việc nắm vững các quy định pháp lý và tiêu chuẩn chất lượng tại thị trường mục tiêu là yếu tố không thể bỏ qua. Chẳng hạn, EU yêu cầu các chứng nhận như CE (chứng nhận an toàn sản phẩm), chứng nhận hữu cơ, chứng nhận bền vững, giúp hàng hóa dễ dàng vượt qua rào cản

Đối với các doanh nghiệp nữ Việt Nam, vấn đề pháp lý và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường EU từ các nền tảng thương mại tử rất được quan tâm.

Doanh nghiệp nữ cần làm gì để tăng doanh thu nhờ kinh doanh trên thương mại điện tử?
Khoá đào tạo thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp nữ làm chủ. Ảnh chụp màn hình.

“Doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi nên chọn sàn thương mại điện tử nào để xuất khẩu sang EU? Amazon, Alibaba hay một nền tảng khác?”, chị Nguyễn Huyền Trang - Đại diện một doanh nghiệp nữ khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm hữu cơ.

Về vấn đề pháp lý, đại diện hộ kinh doanh Yến sào và Mật hoa thốt nốt Chân Phương bày tỏ quan tâm đến thủ tục đăng ký mã số quản lý cơ sở thực phẩm khi xuất khẩu sang EU. "Qua Mỹ thì đăng ký với FDA để có mã số FDA. Qua Châu Âu thì đăng ký với tổ chức nào?", Đại diện hộ kinh doanh thắc mắc.

TMĐT xuyên biên giới không chỉ là xu hướng mà còn là cánh cửa giúp doanh nghiệp nữ Việt Nam mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn nền tảng, vận hành đến tuân thủ quy định pháp lý và chiến lược marketing.

Với sự hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ và quốc tế, cùng sự chủ động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp nữ Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để vươn xa hơn trên thị trường quốc tế, khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế số toàn cầu.

Các nội dung trong khoá đào tạo "Xúc tiến xuất khẩu trực tuyến sang thị trường EU thông qua sàn thương mại điện tử cho doanh nghiệp nữ tại Việt Nam" được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên là các chuyên gia cao cấp đến từ các Bộ, ngành và các dự án liên quan đến lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu.

Thông qua chương trình, doanh nghiệp sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng thực tiễn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội từ các nền tảng số để phát triển bền vững.

Đây là hoạt động tiếp nối thành công của Lễ khởi động Dự án “Thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Châu Âu thông qua nền tảng thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam”, khẳng định cam kết hỗ trợ doanh nghiệp nữ hội nhập và mở rộng thị trường quốc tế.

Minh Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Theo Quyết định 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, từ ngày 5/5/2025, VCCI chấm dứt việc cấp C/O, CNM và mã số REX.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Sáng 22/4, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang theo tiêu chuẩn xanh, thông minh, lớn nhất miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Sáng 22/4, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm “Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt” theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Diễn ra 6 ngày tại Hà Nội, Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã tại khu vực miền Bắc quy tụ 167 gian hàng đặc sắc
Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ, trở thành những thương hiệu quốc gia tiêu biểu, có sức lan tỏa và được thị trường trong nước và quốc tế ghi nhận.
Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh những năm qua đã phản ánh sức mạnh, nội lực vươn lên của các doanh nghiệp, thương hiệu hàng đầu trong nước.
Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Các chương trình xúc tiến thương mại xuất khẩu theo các lĩnh vực, ngành hàng hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp Đà Nẵng tiếp cận, mở rộng thị trường.
Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Ngày 20/4 hàng năm được chọn là Ngày Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đánh dấu hành trình xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại được xác định là giải pháp quan trọng giúp khai mở và đa dạng thị trường, ổn định xuất khẩu trong bối cảnh thương mại thế giới bất ổn.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xây dựng thương hiệu quốc gia từ nội lực đổi mới là chiến lược bền vững, giúp doanh nghiệp Việt khẳng định vị thế, tạo sức cạnh tranh dài hạn trên thị trường.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Trà, Cà phê, Thực phẩm và Đồ uống đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh thu hút rất đông người tham dự.
Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Thương vụ tháng 4/2025 tập trung bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu.
Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri đang dần trở thành cầu nối giao thương thiết thực giữa sản phẩm nông nghiệp Gia Lai và thị trường tiêu dùng Campuchia.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Đà Nẵng, cần có các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng thị phần nội địa.
Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Tham dự hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và kết nối doanh nghiệp hai nước.
Mobile VerionPhiên bản di động