Thứ hai 23/12/2024 08:33

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Anh đảo chiều sụt giảm

Sau một thời gian tăng trưởng tốt, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Anh đã đảo chiều sụt giảm trong tháng 9/2023, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2022.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Anh sau một thời gian tăng trưởng tốt đã sụt giảm trong tháng 9/2023, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Anh đảo chiều sụt giảm

Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này vẫn tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 5,5 triệu USD.

Về cơ cấu sản phẩm, Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 sang thị trường Anh, chiếm tới hơn 94% tổng kim ngạch xuất khẩu. So với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ tươi và đông lạnh của Việt Nam sang Anh đang tăng mạnh.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), tính đến hết tháng 7/2023 nhập khẩu cá ngừ của Anh đạt hơn 291 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ. Sau một thời gian sụt giảm liên tục từ đầu năm, xuất khẩu cá ngừ của Anh đã tăng trở lại trong tháng 7.

Trong những tháng đầu năm 2023, Anh là nước có tỷ lệ lạm phát thuộc Top cao nhất trong các nền kinh tế lớn. Lạm phát cao đã ảnh hưởng tới doanh số bán hải sản, trong đó có cả cá ngừ, tại nước này. Nhu cầu đối với các sản phẩm cá ngừ và các loại hải sản bảo quản được lâu như cá ngừ đóng hộp, đóng túi… giảm mạnh.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Kantar Worldpanel (bộ phận của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Group có trụ sở chính tại London, Anh) cho thấy, tốc độ lạm phát hàng hóa thực phẩm tại Anh đã giảm trở lại mức một con số lần đầu tiên kể từ tháng 7/2022.

Cụ thể, tỷ lệ lạm phát thực phẩm hàng năm tại Anh ở mức 9,7% trong 4 tuần tính đến ngày 29/10. Đây là một tín hiệu cho thấy khả năng thị trường cá ngừ nước này sẽ hồi phục.

Hiện Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đứng thứ 13 tại thị trường này, sau cả Ecuador, Philippines, Thái Lan và Indonesia, với tỷ trọng còn rất khiêm tốn 1%.

Theo các doanh nghiệp, vì yêu cầu các sản phẩm khai thác của Anh là tương đương với EU, trong khi thủy sản khai thác của Việt Nam đang chịu lệnh áp “thẻ vàng” của EC, nên khả năng cạnh tranh của cá ngừ Việt Nam tại thị trường Anh thấp.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Tin cùng chuyên mục

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024