Thứ bảy 26/04/2025 22:31

Việt Nam là thị trường cung cấp hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản

Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản trong tháng 01/2022, đạt 352,1 triệu Yên (tương đương 2,8 triệu USD), tăng 19,3% so với tháng 01/2021.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản cho biết, nhập khẩu mặt hàng hoa của Nhật Bản (mã HS 06) trong năm 2021 đạt kim ngạch 65,3 tỷ Yên (tương đương 528,3 triệu USD), tăng 10,4% so với năm 2020. Sang tháng 01/2022, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng hoa của Nhật Bản đạt 4,56 tỷ Yên (tương đương 36,9 triệu USD), tăng 16,1% so với tháng 01/2021.

Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản

Nhật Bản nhập khẩu hoa chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc, Đài Loan, Colombia và Malaysia, trị giá nhập khẩu từ 4 thị trường này chiếm 62,4% tổng trị giá nhập khẩu hoa của Nhật Bản trong tháng 01/2022. Nhật Bản nhập khẩu hoa tăng mạnh từ 3 trong 4 thị trường này, chỉ có nhập khẩu từ thị trường Malaysia là giảm trong tháng 01/2022.

Việt Nam là thị trường cung cấp mặt hàng hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản trong tháng 01/2022, đạt 352,1 triệu Yên (tương đương 2,8 triệu USD), tăng 19,3% so với tháng 01/2021. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 7,7% tổng trị giá nhập khẩu, tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng 01/2021.

Tại Nhật Bản, số lượng người dân đến từ các nước châu Á hiện đang sinh sống và làm việc lên tới 10 triệu người, đồng thời số lượng người Việt Nam tăng rất nhanh trong những năm qua, ước tính gần 500.000 người trong năm 2021.

Do vậy hàng rau quả nhập khẩu nói chung và mặt hàng hoa nói riêng từ Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi, được cả người Nhật Bản, cộng đồng người Việt Nam và người dân các nước châu Á khác đón nhận và tiêu thụ tốt tại thị trường Nhật Bản.

Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy hàng rau quả nói chung và mặt hàng hoa của Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tăng thị phần tại thị trường Nhật Bản trong thời gian tới.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá