Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu |
T-90 giành chiến thắng trong chiến đấu giả lập với xe tăng phương Tây; Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ hải quân là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay ngày 25/4.
T-90 giành chiến thắng trong chiến đấu giả lập với xe tăng phương Tây
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga có lợi thế hơn xe tăng Challenger-3 của Anh. Người chiến thắng trong trận chiến giữa các phương tiện chiến đấu có thể diễn ra trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực. Điều này đã được ấn phẩm 19FortyFive của Mỹ bình chọn.
Nhà phê bình Caleb Larson lưu ý rằng những người tạo ra Challenger-3 đã tính đến những thiếu sót quan trọng của Challenger 2. Đặc biệt, xe tăng mới sẽ được trang bị pháo nòng trơn 120 mm theo tiêu chuẩn NATO, giáp mô-đun và khả năng bảo vệ chủ động được cải thiện. Tác giả lưu ý rằng pháo 125mm mạnh mẽ, thiết kế nhỏ gọn và hệ thống nạp đạn tự động là những ưu điểm của xe tăng T-90 của Nga.
![]() |
Xe tăng T-90. Ảnh: TASS |
Số lượng ít xe tăng Challenger-2, dự kiến sẽ được cải tạo thành Challenger 3, là một nhược điểm của xe tăng mới của Anh. Người quan sát chỉ trích "sự cứng nhắc" của xe chiến đấu Nga. "Những người thiếu kinh nghiệm rất dễ mất phương hướng trong xe tăng vì thân xe tăng có thể di chuyển theo một hướng, tháp pháo có thể ở hướng khác và tầm nhìn của chỉ huy có thể ở một hướng hoàn toàn khác", ấn phẩm trích lời cựu chỉ huy xe tăng người Anh Hamish de Bretton-Gordon.
Lợi thế của T-90 so với Challenger-3 là kinh nghiệm chiến đấu thực tế, điều mà xe tăng đầu tiên có nhưng xe tăng thứ hai thì không.
Trước đó, 19FortyFive lưu ý rằng Vương quốc Anh chỉ có kế hoạch nâng cấp 148 xe tăng Challenger 2 lên cấp độ Challenger 3.
Nga phát triển công nghệ đối phó UAV tự sát sử dụng sợi quang
Tại diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế "Army-2025", công ty "Eltech-Yug" sẽ trình làng máy dò PT-03 "Ptitselov" có khả năng phát hiện máy bay không người lái sợi quang của Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU).
Giám đốc Eltech-Yug, Alexander Kamin chia sẻ với hãng thông tấn TASS rằng, sản phẩm hiện đang ở dạng nguyên mẫu. Giai đoạn phát triển đầu tiên dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng vài tháng, vào thời điểm diễn đàn bắt đầu. “Sản phẩm mới này cũng có thể phát hiện máy bay không người lái sợi quang của Lực lượng vũ trang Ukraine, hiện đang là một vấn đề lớn vì các thiết bị loại này không thể phát hiện được các hệ thống tác chiến điện tử”, người đứng đầu doanh nghiệp cho biết tại triển lãm an ninh quốc tế Securika Moscow 2025, được tổ chức tại Moscow từ ngày 23 đến 25/4.
![]() |
UAV sử dụng cáp quang không thể bị gây nhiễu và phát hiện bằng thiết bị điện tử thông thường. Ảnh: Lenta |
Hệ thống PT-03 có tính linh hoạt cao, có thể trao đổi dữ liệu với nhau và hiển thị hình ảnh thu được trên nhiều thiết bị khác nhau. Tờ Izvestia đánh giá TP-03 có thể hoạt động ở ba chế độ nhờ bộ giải mã tích hợp cho tín hiệu video đảo ngược, nó có chức năng chặn video analog từ máy bay không người lái của đối phương.
Không giống như máy dò PT-1, thiết bị thế hệ thứ hai có thời gian hoạt động lâu hơn ở chế độ quét (22 giờ). Ở chế độ thu video liên tục, nó có thể hoạt động trong 12 giờ.
Nhật Bản phát triển pháo ray điện từ trên hạm
Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Đô đốc Saito đã lên tàu thử nghiệm Asuka để đích thân kiểm tra pháo điện từ, hiện đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng.
Súng điện từ còn được gọi là pháo ray từ trường. Chúng là loại vũ khí sử dụng lực điện từ để tăng tốc độ của đầu đạn. Trong đó, đầu đạn ở giai đoạn đầu tiên của cú bắn trở thành một phần của mạch điện, di chuyển giữa hai thanh ray tiếp xúc. Để bắn, súng cần có nguồn điện áp và dòng điện cao trong thời gian ngắn, không thể cung cấp chỉ bằng kết nối đơn giản với nguồn điện.
Theo Navy Recognition, Cơ quan mua sắm, công nghệ và hậu cần quốc phòng Nhật Bản (ATLA) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển và thử nghiệm các nguyên mẫu súng điện từ kể từ giữa những năm 2010. Đặc biệt, các hệ thống này bắn đạn 40mm với tốc độ tới 2000 m/giây (khoảng Mach 6,5), trở thành một trong những ví dụ thành công nhất về thử nghiệm pháo điện từ trên thế giới.
![]() |
Nguyên mẫu pháo ray điện tử của Nhật Bản. Ảnh: Topwar |
Lần bắn thử đầu tiên từ tàu Asuka diễn ra vào tháng 10/2023. Thử nghiệm đã chứng minh tính khả thi của việc tích hợp pháo điện từ với nền tảng hải quân. Ở giai đoạn này, các nhà phát triển Nhật Bản đang đạt được mục tiêu tăng tốc độ bắn, độ ổn định của quỹ đạo đạn và tăng tuổi thọ của nòng súng.
Được đưa vào sử dụng năm 1995, Asuka là tàu nghiên cứu chính của Hải quân Nhật Bản. Mặc dù thiết kế giống tàu khu trục, nhưng nó không phải là tàu chiến mà là tàu chuyên dụng để thử nghiệm và đánh giá các công nghệ hải quân mới.
Cùng với Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng dành nhiều thời gian và nguồn lực phát triển pháo điện từ hải quân. Tuy nhiên, vào năm 2017, Lầu Năm Góc đã quyết định đóng cửa dự án này sau khi chi hơn 500 triệu USD. Lời giải thích được đưa ra là các công nghệ phát triển có thể được sử dụng trong tương lai, nhưng ở thời điểm hiện tại công nghệ ray điện từ vẫn chưa khả thi.