Thứ năm 24/04/2025 01:11

Việt Nam là đối tác thương mại lớn của Hàn Quốc trong lĩnh vực dệt may, da giày

Đó là chia sẻ của ông Kyoung Don Kim – Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư - Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc tại Hà Nội tại “Hội nghị giao thương trực tuyến Kết nối doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc trong lĩnh vực dệt may, da giày” do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp tổ chức ngày 21/12.

Đại diện Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc tại Hà Nội cũng cho biết: Hàn Quốc là quốc gia số 1 trong đầu tư vào ngành dệt may ở Việt Nam. Từ năm 1989 đến năm 2019 có 464 công ty dệt may của Hàn Quốc, chiếm hơn 25% vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hàn Quốc trong lĩnh vực dệt may, là điểm đến đầu tư nước ngoài lớn nhất. Tính đến năm 2020, thương mại song phương trong ngành dệt may đạt khoảng 6,3 tỷ USD.

Ông Lê Hoàng Tài- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) kỳ vọng vào sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước

Với nền tảng hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực dệt may, da giày, tại sự kiện, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hy vọng: Thông qua sự kiện, các bên sẽ trao đổi cởi mở, tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu hợp tác, năng lực, trao đổi các cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc hướng tới xây dựng chuỗi giá trị liên kết sản xuất các sản phẩm dệt may, da giày Việt Nam – Hàn Quốc bền vững và hiệu quả. Góp phần nâng cao tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc hướng tới mục tiêu đạt 100 tỷ USD vào năm 2023”.

Thông tin về ngành dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho hay: Ngành dệt may hiện phụ thuộc vào sản xuất gia công, việc tự thiết kế và bán hàng theo thương hiệu của chính mình đang tồn tại khá nhiều hạn chế. Theo đó, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam mong muốn, Hàn Quốc có sự đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, đầu tư vào khâu thượng nguồn (sản xuất vải, nhuộm và nguyên phụ liệu dệt may…) và khâu thiết kế để có thể đáp ứng được yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do và hưởng lợi từ việc giảm thuế quan từng bước về 0%.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn của Hàn Quốc trong lĩnh vực dệt may, da giày

Về ngành da giày, bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da-Giầy-Túi xách Việt Nam cũng, chia sẻ: Tỷ trọng xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam ra thị trường thế giới là khá lớn (khoảng 20 tỷ USD), đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Số lượng doanh nghiệp trong ngành hiện khoảng gần 2.000 doanh nghiệp, tham gia từ khâu sản xuất nguyên phụ liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh. Trong 5 thị trường xuất khẩu chính của ngành, Hàn Quốc là thị trường quan trọng với tỷ trọng tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 10%. “Với tỷ trọng như vậy, cơ hội hợp tác với nhà nhập khẩu Hàn Quốc trong tương lai gần của doanh nghiệp Việt Nam để gia tăng xuất khẩu là khá lớn”, bà Xuân cho hay.

Ngay sau phiên hội nghị, đã diễn ra chương trình giao thương với khoảng 30 doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo ban tổ chức, buổi giao thương đã diễn ra thành công với 20 phiên giao thương nhỏ.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Da giày

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Quảng Bình: Nhiều kế hoạch cho công tác xúc tiến thương mại

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Khơi dòng tiêu thụ bền vững cho thanh long đất Bình Thuận

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Tận dụng lợi thế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Trùng Khánh?