Thứ hai 23/12/2024 16:20

Tuyên Quang: Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo lao động nông thôn, tỉnh Tuyên Quang từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Do ruộng bậc thang nên trước đây gia đình chị Đặng Thị Hiền (thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) chỉ cấy được 1 vụ, vụ còn lại đành để ruộng hoang, gia đình cũng đã thử trồng rau bắp cải, su hào chính vụ nhưng chưa hiệu quả, trồng ra không bán được.

Nhiều lao động nông thôn tại Tuyên Quang được học tập về việc chuyển đổi cây trồng sang các loại cây cho thu nhập cao

Năm 2017, sau khi biết đến và tham dự lớp đào tạo nghề hay tập huấn về nông nghiệp tại xã, chị Đặng Thị Hiền không chỉ nắm bắt được những kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau mà còn biết phân tích nhu cầu tiêu thụ của thị trường, biết tận dụng những tiềm năng thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương để lựa chọn những giống rau phù hợp đưa vào trồng mang lại hiệu quả cao về kinh tế. Theo đó, tận dụng tiềm năng khí hậu của xã, chị chuyển đổi trồng cây rau su hào, bắp cải từ chính vụ sang trái vụ nên cho thu nhập gấp 4 đến 5 lần so với trước.

Tổ dệt thổ cẩm của hội viên phụ nữ dân tộc Tày (thôn Bản Chợ, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình) hiện nay có 47 thành viên. Hầu hết các thành viên trong tổ đều thuộc diện hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng 5 năm nay, từ việc khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, họ có thêm thu nhập và trang trải cuộc sống.

Để khôi phục nghề này, ngoài các kỹ năng của thế hệ trước truyền cho thế hệ sau thì các hội viên trong tổ còn được tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ở các lớp này, các hội viên được học hỏi các kỹ thuật thêu hoa văn tinh xảo, học cách bán hàng và kết nối tiêu thụ sản phẩm thổ cẩm của người Tày.

Ông Quan Văn Vẩn (thôn Tống Pu, xã Bình An, huyện Lâm Bình) chia sẻ, sau khi học được các kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi tại lớp dạy nghề nuôi dê do huyện tổ chức, ông đã đầu tư mô hình nuôi dê trên diện tích vườn đồi của gia đình. Nhờ có kiến thức đã được học, đàn dê của gia đình anh không bị bệnh tật, lớn nhanh.

Ông Quan Văn Vẩn cho biết, trước kia xem truyền hình thấy nhiều người nuôi dê đem lại thu nhập cao nhưng chưa dám nuôi vì không biết kỹ thuật chăm sóc. Từ khi tham gia lớp học nghề tôi đã tự tin hơn hẳn bởi các khâu phòng bệnh, chăm sóc dê đều nắm rất rõ. Ngay cả cách làm chuồng cho dê phải đảm bảo nền thoáng, sạch sẽ, có khe hở và không đọng nước cũng được giáo viên hướng dẫn rất tỷ mỉ, cẩn thận. Từ 5 con dê ban đầu, đến nay gia đình tôi hiện đã con 21 con dê.

Thực hiện tiểu dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021 - 2023, huyện Lâm Bình đã mở được 26 lớp hỗ trợ, đào tạo nghề cho gần 700 học viên tham gia.

Tham gia các lớp đào tạo nghề, học viên được học các kiến thức về sửa chữa xe ô tô; phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã; gắn với nhu cầu thị trường, hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn thuộc Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm qua, chương trình đào tạo nghề cho người nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang đã giúp hàng nghìn người có nghề, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả.

Với hàng trăm lớp đào tạo nghề và nhận được sự tham gia hưởng ứng của hàng nghìn nông dân vùng sâu, vùng xa cho thấy ý nghĩa tích cực của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tuyên Quang mang lại. Qua các lớp đào tạo, người dân có trình độ hiểu biết, kiến thức và kỹ năng để tự tin trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào công cuộc giảm nghèo tại địa phương.

Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn tiếp theo, tỉnh Tuyên Quang sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thông qua các chương trình đào tạo nghề, sẽ trang bị cho người nông dân kiến thức, kỹ năng làm nghề nông tốt hơn; trang bị khả năng kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị cho nông sản địa phương.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững