TS.Nguyễn Đình Cung: Gỡ "nút thắt" thiếu điện phải thay đổi từ cách làm chính sách

Theo TS Nguyễn Đình Cung, để giải bài toán thiếu điện hiện nay cần xác định rõ vai trò của các cơ quan liên quan. Đặc biệt phải thay đổi từ cách làm chính sách.

Theo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), tình trạng thiếu điện đã được cảnh báo cách đây vài năm và được nhắc nhiều hơn từ năm 2022, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc. Các tính toán đều chỉ ra rủi ro lớn trong cung ứng điện cho miền Bắc trong năm 2023-2024.

Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2022, miền Bắc tăng trưởng nhanh điện thương phẩm, cao hơn cả miền Trung và Nam, trung bình đạt 9,9%. Nếu loại trừ 2 năm Covid-19 thì miền Bắc tăng 12-13%.

Vừa qua, tại miền Bắc có một số dự án điện công suất lớn được đưa vào vận hành là nhà máy nhiệt điện Hải Dương, công suất 1.300 MW; Nghi Sơn 2 công suất 1.200 MW và nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 1.200 MW. Tuy nhiên, do Nhiệt điện Thái Bình 2 mới đưa vào vận hành nên chỉ vận hành 600 MW. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, miền Bắc chưa có thêm dự án nguồn điện nào khởi công.

Ngoài ra, trước hàng loạt hồ thuỷ điện khác khu vực miền Bắc cũng đang ở mực nước chết. Cùng với suy giảm nguồn phát từ các nhà máy nhiệt điện gặp nhiều sự cố do phải vận hành tối đa công suất trong thời gian dài; việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào hiện gặp khó khăn (Trung Quốc cũng đối mặt tình trạng thiếu điện và phải tiết giảm công suất)… đang đặt ra nhiều thách thức trong cung ứng điện hiện nay.

TS.Nguyễn Đình Cung: Gỡ
Hàng loạt hồ thuỷ điện khác khu vực miền Bắc cũng đang ở mực nước chết.

Chia sẻ về tình trạng thiếu điện hiện nay tại toạ đàm “Giải quyết bài toán thiếu điện cách nào?” do Hội truyền thông số Việt Nam tổ chức vừa qua, TS.Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trước tiên phải biết nguyên nhân của thiếu điện là gì. Thứ nhất, thiếu điện do nguyên nhân nắng nóng và hạn hán là việc của trời nhưng không phải chúng ta không dự báo trước được.

"Thêm nữa, công suất đặt thì lớn nhưng chúng ta không có dự phòng và đang phải vận hành hệ thống điện theo kiểu "giật gấu vá vai". Đường truyền tải điện cũng là vấn đề. Hiện không thể truyền tải nhiều điện từ miền Nam, miền Trung ra cứu miền Bắc do giới hạn công suất truyền tải. Do đó, phải xác định việc thiếu điện sẽ còn kéo dài thời gian tới" - TS.Nguyễn Đình Cung chỉ ra.

Bên cạnh đó, TS.Nguyễn Đình Cung cho rằng, nguyên nhân sâu xa hơn nữa cần phải “mổ xẻ” là việc thiếu điện hiện nay có tính hệ thống, thiếu điện đã được cảnh báo nhưng chúng ta chưa có hành động rõ ràng.

“Các tính toán đều nói rủi ro lớn trong cung ứng điện cho miền Bắc trong hai năm 2023 - 2024. Nguyên nhân vì miền Bắc gần như không có nguồn mới nào cả. Ngay cả Nhiệt điện Thái Bình 2 cũng xây dựng gần 10 năm mới được hòa lưới thành công. Thủy điện thì 3 - 4 năm qua đều đã xây dựng hết cả rồi” - TS.Nguyễn Đình Cung cho biết.

Cũng theo TS.Nguyễn Đình Cung, thiếu điện hiện nay chỉ nhìn vào Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là không đúng, cũng cần làm rõ vai trò của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Một trong những vướng mắc mà các tập đoàn, tổng công ty và Ủy ban đang gặp phải là chậm phát triển các dự án năng lượng mới.

TS.Nguyễn Đình Cung: Gỡ
TS.Nguyễn Đình Cung

Thực tế cho thấy, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang là đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 7 tập đoàn và 12 tổng công ty. Trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Chính phủ đang giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu, quản lý tổng số tài sản khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và 820.000 tỷ đồng vốn Nhà nước.

Để khắc phục tình trạng thiếu điện, theo ông Cung, phải thay đổi cách thức vận hành của các cơ chế chính sách và cách tiệm cận giải quyết vấn đề đúng theo cơ chế thị trường. Nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt, thật quyết liệt từ các cấp cao nhất, câu chuyện sẽ rất khó giải quyết. Cần nhìn nhận sự thiếu hụt về điện sẽ tạo cơ hội kinh doanh, đầu tư chứ không phải là nút thắt như kìm hãm sự phát triển. Do đó, phải thay đổi từ cách làm chính sách.

"Phải làm sao để thị trường vận hành, không thể can thiệp bằng mệnh lệnh. Như vậy mới giải quyết được vấn đề. Với thiếu điện hiện tại, cần tập trung giải quyết. Như các nhà máy nào đang triển khai xây dựng, đầu tư, phải cấp tập hoàn thành sớm, càng sớm càng tốt" - TS.Nguyễn Đình Cung nói.

Vị chuyên gia này cũng gợi ý thêm, một yếu tố quan trọng trong giải bài toán thiếu điện chính là nếu tiếp tục để EVN lỗ như hiện nay, duy trì mức giá bán điện thấp hơn giá mua thì ngân sách phải bù lỗ. Việc này phải nhìn nhận, đây không phải do kinh doanh yếu kém mà do chính sách tạo nên.

"Thực tế, trong những năm qua, EVN đã nỗ lực rất lớn trong cải thiện chỉ số tiết kiệm điện, từ đứng thứ bét bảng đã nhảy lên vị trí 25, nhảy hơn 100 bậc. Đó là sự cải thiện ngoạn mục, một trong những yếu tố cung cấp điện ổn định và được đánh giá cao. Theo đó, nếu EVN lỗ thì phải tăng giá để bù lỗ, nếu tiếp tục lỗ thì ngân sách phải bù khoản lỗ đó. Chúng ta phải sòng phẳng mới giải quyết được vấn đề nếu không sẽ loanh quanh không giải quyết được" - ông TS.Nguyễn Đình Cung nêu quan điểm.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tình trạng thiếu điện

Tin cùng chuyên mục

Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực thi FTA

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực -

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Kỳ vọng Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Thành tích xuất nhập khẩu có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

Ngành da giày cần đẩy mạnh mở rộng thị trường mới nhờ lợi thế từ các FTA

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm về hàng hoá dịp cuối năm

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh -

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Xuất khẩu xanh - 'Cuộc chơi' buộc doanh nghiệp phải thay đổi mình

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Bà Nguyễn Thuý Hiền- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nhà nước không điều hành chiết khấu xăng dầu

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Xem thêm