Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Tinh gọn bộ máy: Động lực cho mục tiêu tăng trưởng 2025 Tìm động lực để Việt Nam tăng trưởng 2 con số Nhiều địa phương nỗ lực tăng trưởng kinh tế 8% trở lên

Tăng trưởng GDP quý I/2025 đạt 6,93%, đây được đánh giá là kết quả khá tích cực, tuy nhiên để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 vẫn là một thách thức. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hương – Cục trưởng Cục Thống kê (Bộ Tài chính).

Tăng trưởng GDP quý I: Việt Nam dẫn đầu khu vực

- Kinh tế Việt Nam đã bước qua quý đầu tiên của năm 2025 với nhiều điểm khá tích cực, tăng trưởng GDP đạt 6,93% so với cùng kỳ năm 2024. Bà đánh giá ra sao về kết quả này?

Bà Nguyễn Thị Hương: Mức tăng trưởng GDP 6,93% Việt Nam đạt được trong quý I/2025 theo tôi là một trong những kết quả khá tích cực ở trong khu vực và trên thế giới. Kết quả này cũng không nằm ngoài dự đoán của các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Ảnh GSO
Bà Nguyễn Thị Hương - Cục trưởng Cục Thống kê. Ảnh: NNH

GDP quý I/2025 tăng 6,93% là mức tăng cao nhất của quý I so với cùng kỳ trong giai đoạn 2020-2025. Trong đó, khu vực I tăng 3,74%, đóng góp 0,43 điểm % vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; khu vực II tăng 7,42%, đóng góp 2,87 điểm %; khu vực III tăng 7,70%, đóng góp 3,83 điểm %.

Cụ thể khu vực I: Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt kết quả khá tích cực với mức tăng 3,74%, trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 3,53% do cây lâu năm tăng khá, chăn nuôi ổn định; sản xuất lâm nghiệp tăng 6,67% do diện tích rừng trồng mới và gỗ khai thác tăng; khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng 3,98% do nuôi trồng thủy sản khá.

Kết quả này nhờ vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người nông dân như: Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản từ các thị trường truyền thống Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU sang các thị trường mới như châu Phi, Hala…

Khu vực II: Ngành công nghiệp, xây dựng quý I đạt mức tăng trưởng khá (7,42%), giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,32%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,28%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,60%; cung cấp nước; quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,81% và khai khoáng giảm 5,76%. Ngành xây dựng đã có những chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng giá trị tăng thêm quý I năm 2025 đạt 7,99%.

Hoạt động công nghiệp chế biến chế tạo đã có tăng tốc mạnh kể từ tháng 2 (IIP tháng 2 tăng 19,7%, tháng 3 tăng 10,2%, tính chung 3 tháng tăng 9,5%); nhiều địa phương ghi nhận sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của ngành này, đặc biệt là trong các lĩnh vực như điện tử, hóa dược, cao su, nhựa, cơ khí và thực phẩm; nhiều ngành công nghiệp chế biến có lợi thế xuất khẩu tăng mạnh như: Dệt may, da giày; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc, thiết bị.

Khu vực III: Quý I năm 2025 đạt mức tăng 7,70%, đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng của cả nền kinh tế. Tăng trưởng của khu vực III được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa và khách quốc tế tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các khóa lễ hội đầu xuân và chương trình kích cầu du lịch của các địa phương trong quý I cũng khiến hoạt động du lịch diễn ra sôi động.

Khách quốc tế đến nước ta tăng cao (29,6%) nhờ triển khai hiệu quả các chính sách thị thực thuận lợi và chương trình kích cầu du lịch, góp phần tích cực vào tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ.

Đầu tư công là động lực tăng trưởng năm 2025. Ảnh minh hoạ
Đầu tư công là động lực tăng trưởng năm 2025. Ảnh minh hoạ

Vượt sóng gió, kinh tế Việt Nam vẫn còn dư địa bứt phá

- Bên cạnh những điểm tích cực, thì đâu là những thách thức và cơ hội mà tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Hương: Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức như: Xung đột và căng thẳng địa chính trị; chuỗi cung ứng toàn cầu còn yếu do bất ổn địa chính trị, thiếu hụt nguồn cung; lạm phát đang hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; rủi ro lãi suất tăng và biến động tỷ giá hối đoái. Đặc biệt, chính sách áp thuế mới của Mỹ sẽ tác động đến tình hình kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng.

Bên cạnh những thách thức, tăng trưởng GDP của Việt Nam những tháng cuối năm cũng đứng trước những cơ hội bứt phá. Trong đó, đầu tiên phải nhắc đến là: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; dự báo các quý tiếp theo sẽ có triển vọng tăng trưởng tốt.

Nhìn từ góc độ sản xuất, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đang có xu hướng tăng trưởng khá rõ nét nhờ vào động lực xuất khẩu, ứng dụng mạnh khoa học kỹ thuật và cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

Ngành công nghiệp dự báo có thể duy trì tốc độ tăng trưởng trong khoảng 7-9%, với động lực chính từ: Xuất khẩu, đầu tư công và chuyển đổi công nghệ. Khu vực dịch vụ cũng có xu hướng tăng trưởng tốt nhờ sự phục hồi của hoạt động du lịch và xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Bên cạnh đó, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghệ cao.

Kinh tế số, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo được xác định là động lực tăng trưởng mới, là nền tảng cho tăng năng suất, hiệu quả của nền kinh tế. Việt Nam cũng đang đứng trước cơ hội tận dụng các FTA thế hệ mới để mở rộng thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng chủ lực và lợi thế của Việt Nam sang các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hala… giảm sự phụ thuộc vào Mỹ; tham gia sâu và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng của thế giới.

Một động lực tăng trưởng từ nay đến cuối năm cũng được nhắc đến là: Đầu tư công được tăng cường thực hiện mạnh mẽ. Chính phủ đang quyết tâm triển khai các chương trình, dự án lớn như đường sắt cao tốc Bắc – Nam, điện hạt nhân, thu hút “đại bàng” trong lĩnh vực công nghệ.

- Để đạt được mức tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, dự báo các quý còn lại Việt Nam phải đạt mức tăng trưởng 8,3%. Để đạt được mức tăng trưởng trên, Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp nào, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Hương: Với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8,0% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026–2030, trên cơ sở kết quả ước tính của quý I/2025, dự báo tình hình quý II và cả năm, Cục Thống kê cập nhật kịch bản tăng trưởng GDP các quý năm 2025 để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% như sau: Quý I tăng 6,93%, quý II tăng 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%. Tính chung tăng trưởng 9 tháng cuối năm phải tăng trên 8,3%.

Như vậy, kết quả tăng trưởng quý I dù khá tích cực vẫn đang tạo sức ép rất lớn lên các quý tiếp theo, trong khi bối cảnh thế giới còn rất nhiều thách thức, rủi ro. Việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025 ngày càng khó khăn, thách thức hơn, đặc biệt là phải đồng thời triển khai khối lượng lớn công việc, bảo đảm tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị.

Mặc dù dư địa tăng trưởng của Việt Nam đang được thể hiện rõ trong các yếu tố, bao gồm: Giải ngân vốn đầu tư công và thu hút, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài; chuyển đổi số và đổi mới công nghệ sẽ mở ra các cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động sản xuất để giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh; tăng trưởng tín dụng phấn đấu mục tiêu đạt 16%; tiêu dùng được hỗ trợ bởi các chính sách giảm thuế giá trị gia tăng và các chính sách thương mại kích cầu tiêu dùng trong nước; tăng cường chính sách miễn thị thực cho nhiều quốc gia và chiến lược quảng bá du lịch sẽ giúp Việt Nam phát triển và thu hút khách du lịch, đặc biệt trong mùa du lịch sắp tới...

Tuy nhiên, để hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, theo tôi Việt Nam vẫn cần tập trung tái cấu trúc lại nền kinh tế, rà soát nội lực, từ đó tập trung vào xây dựng những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, những sản phẩm Việt Nam có thể làm chủ từ nguyên liệu đầu vào đến khoa học công nghệ cũng như thị trường đầu ra. Đây không chỉ là một chiến lược trong ngắn hạn mà cả dài hạn, để từng bước mang những sản phẩm thương hiệu Việt vươn xa ra thị trường thế giới.

Xin cảm ơn bà!

Theo Cục Thống kê - Bộ Tài chính, quý I/2025, Việt Nam có 43 địa phương có mức tăng cao hơn mức tăng của cả nước và 20 địa phương có mức tăng thấp hơn. Một số địa phương có mức tăng trưởng cao trong qúy I/2025 như: Bắc Giang tăng 13,82%; Hòa Bình tăng 12,76%; Nam Định tăng 11,86%; Đà Nẵng tăng 11,36%; Hải Phòng tăng 11,07%; Quảng Ninh tăng 10,91%; Bắc Ninh tăng 9,05%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,51%; Hà Nội tăng 7,35%...
Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Nhiều khu đô thị bỏ hoang trong suốt thời gian dài nhưng giá chỉ có tăng mà không giảm đã đặt ra câu hỏi đã đến lúc đánh thuế bất động sản thứ hai hay chưa.
Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa và lan tỏa hàng Việt qua sức mạnh của người lao động.
Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Từng gây tiếng vang với sách phân tích chiến thuật B52 ở tuổi 29, chị tiếp tục ghi dấu ấn với ngòi bút sắc sảo trong lĩnh vực báo chí ngành Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Ngành Công Thương: Phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân trong kỷ nguyên mới

Công đoàn Công Thương Việt Nam phát huy vai trò tiên phong của công nhân, thúc đẩy thi đua sáng tạo, chăm lo quyền lợi người lao động trong kỷ nguyên mới.

'Biển người' đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong đêm hội 'Sắc màu Thành phố Bác'

Tối 30/4, hàng vạn người dân từ các nơi tiếp tục đổ về trung tâm TP. Hồ Chí Minh trong niềm hân hoan và tự hào của ngày đại lễ dân tộc.
Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

Từ “Ngày Chiến thắng” đến “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”: Điều còn mãi

“Cha ông ta ngã xuống…”, “Không phải tất cả chúng con được về…” – âm nhạc hai thời đại cùng gọi tên lòng biết ơn dân tộc.
Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

Hai chứng nhân lịch sử có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 nói gì sau 50 năm?

Nửa thế kỷ sau ngày 30/4/1975, hai nhân chứng có mặt tại Dinh Độc Lập vẫn không khỏi bồi hồi nhớ lại thời khắc lịch sử mà họ có mặt trong buổi trưa hôm ấy.
TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

TP. Hồ Chí Minh: Triệu người đón chờ khoảnh khắc lịch sử

Cả triệu người dân TP. Hồ Chí Minh thức trắng đêm 29/4, trải dài từ Bến Bạch Đằng đến đại lộ Lê Duẩn, để giữ chỗ, chờ đón lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4.
Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Giới trẻ háo hức sở hữu poster xe tăng 390 ngày 30/4/1975

Ban đầu chỉ là quà tặng của báo Việt Nam News, ấn phẩm poster cắt xếp mô phỏng chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 đang được săn lùng.
Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Tiếp nhận ảnh về ngày 30/4/1975 của phóng viên chiến trường

Chiều ngày 29/4, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức tiếp nhận những bức ảnh quý giá từ các phóng viên chiến trường có mặt tại TP Sài Gòn ngày 30/4/1975.
Báo Công Thương và nhiều cục, vụ rực rỡ cờ hoa đón đại lễ 30/4

Báo Công Thương và nhiều cục, vụ rực rỡ cờ hoa đón đại lễ 30/4

Hòa cùng không khí cả nước, Báo Công Thương tưng bừng trang hoàng, thay avatar mừng đại lễ 30/4, lan tỏa tinh thần yêu nước, tri ân lịch sử và khơi dậy tự hào.
Những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình

Những người Công Thương viết tiếp câu chuyện hòa bình

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, những người Công Thương vẫn bền bỉ viết tiếp câu chuyện hoà bình bằng trí tuệ, nghị lực và khát vọng kinh tế thời bình.
Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Ngày 29/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch về việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tổ chức sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc năm 2024-2025.
Bộ Công Thương phê duyệt quy trình vận hành hồ Trị An

Bộ Công Thương phê duyệt quy trình vận hành hồ Trị An

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1157/QĐ-BCT ngày 23/4 về việc phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Trị An.
Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Nhiều câu chuyện, hình ảnh xúc động gắn với lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ… khiến mỗi chúng ta càng thấy thêm tự hào là người Việt Nam!
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng hành cùng Tháng Công nhân 2025

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng hành cùng Tháng Công nhân 2025

Trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng Công nhân 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo Tổng LĐLĐVN tham quan, chúc mừng thành tích của Supe Lâm Thao.
Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Tình yêu đất nước trỗi dậy những ngày này khi những đoàn quân tham gia tổng duyệt diễu binh mừng thống nhất đất nước đi giữa đông đảo người dân TP. Hồ Chí Minh.
Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Ngày 28/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chất chứa tự hào qua màn pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Nội

Chất chứa tự hào qua màn pháo hoa rực sáng bầu trời Hà Nội

Tối 27/4, Hà Nội tưng bừng trong sắc màu pháo hoa, hòa chung không khí cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đã được Đảng, Nhà nước duy trì từ thời Bác Hồ đến nay và luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, nhân dân Việt Nam luôn có bạn bè quốc tế sát cánh, trong đó có người dân Thụy Điển.
Mobile VerionPhiên bản di động