Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu Quản lý thương mại chiến lược của Philippines có gì đặc biệt?

Việc xây dựng dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa các cam kết quốc tế, đồng thời hoàn thiện hành lang pháp lý để Việt Nam chủ động ứng phó với các rủi ro an ninh phi truyền thống trong thương mại quốc tế. Dự thảo được xây dựng công phu, có tính hệ thống, bám sát thực tiễn và hài hòa với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong thực thi, cần tiếp tục hoàn thiện trên một số phương diện.

Là quốc gia có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh các hình thức phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) và công nghệ lưỡng dụng có xu hướng gia tăng, các quốc gia đều siết chặt kiểm soát thương mại chiến lược như một phần quan trọng trong chính sách an ninh - thương mại. Với vị trí địa chính trị quan trọng và tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu cao, Việt Nam cần một khung pháp lý thống nhất, minh bạch để kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng lưỡng dụng.

Dự thảo Nghị định đã bám sát các quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Luật Thương mại, Luật Đầu tư và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên như: Nghị quyết 1540 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Thỏa thuận Wassenaar. Đây là điều kiện tiên quyết để Việt Nam khẳng định vai trò là một quốc gia có trách nhiệm trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Rõ ràng trong khái niệm và phạm vi điều chỉnh. Dự thảo đã định nghĩa cụ thể các khái niệm then chốt như “hàng hóa lưỡng dụng”, “người sử dụng cuối”, “chương trình tuân thủ nội bộ (ICP)”,… điều mà nhiều văn bản pháp quy hiện hành chưa đề cập đến một cách rõ ràng. Phạm vi áp dụng được giới hạn hợp lý, tránh chồng chéo với các lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Đáng chú ý, với cơ chế phân cấp và phối hợp liên ngành: Việc phân quyền cho các bộ ngành (Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Ngoại giao, Y tế...) trong xây dựng Danh mục hàng hóa lưỡng dụng và quản lý theo lĩnh vực chuyên môn là hợp lý. Điều này tạo điều kiện để kiểm soát hàng hóa theo đúng tính chất kỹ thuật - công nghệ, đồng thời phát huy vai trò điều phối trung tâm của Bộ Công Thương.

Cùng với đó, việc khai báo điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn) giúp giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao tính minh bạch, dễ giám sát và truy vết.

Khuyến khích tuân thủ thông qua ICP, cơ chế miễn khai báo cho doanh nghiệp xây dựng và được phê duyệt ICP là một sáng kiến mang tính khuyến khích chủ động tuân thủ, một bước chuyển từ quản lý tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với xu hướng quản trị hiện đại.

2 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD, tăng 27,15 % so với cùng kỳ năm 2024
Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược. Ảnh: Linh Nhi

Còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện

Dù các quy định đã được thiết kế rất rõ ràng, tuy nhiên cần làm rõ tiêu chí đánh giá ICP. Mặc dù Phụ lục III quy định chi tiết các bộ quy trình trong ICP, nhưng tiêu chí đánh giá tính đầy đủ, hiệu quả của chương trình này chưa thực sự cụ thể. Cần bổ sung hướng dẫn đánh giá định lượng ví dụ: số lần đào tạo định kỳ/năm, số cán bộ chuyên trách, thời gian lưu trữ hồ sơ... để tạo sự đồng nhất trong thực thi và kiểm tra.

Bên cạnh đó, cần bảo đảm năng lực thực thi của cơ quan hải quan và các bộ liên quan. Việc phân quyền cho nhiều bộ ban hành Danh mục hàng hóa lưỡng dụng tiềm ẩn nguy cơ phân mảnh nếu thiếu cơ chế điều phối và chuẩn hóa danh mục mã hồ sơ. Đồng thời, cần đầu tư nâng cao năng lực nhận diện, phân tích kỹ thuật của lực lượng hải quan tại cửa khẩu để tránh gian lận, giả khai báo.

Ngoài ra, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được cân nhắc, bởi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa - nhóm doanh nghiệp thường thiếu nguồn lực để xây dựng ICP cần có cơ chế hỗ trợ chuyển giao mẫu quy trình, đào tạo, hoặc mô hình ICP mẫu phù hợp. Điều này tránh nguy cơ quy định trở thành rào cản kỹ thuật đối với khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng hội nhập sâu.

Cùng với đó, cần cân đổi để hài hòa với các FTA thế hệ mới. Dự thảo nghị định cần rà soát lại để bảo đảm không mâu thuẫn với cam kết mở cửa thương mại hàng hóa và minh bạch thủ tục theo các Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt ở các điều khoản về quy trình kiểm soát, thời gian xử lý hồ sơ.

Để Nghị định khi ban hành có thể phát huy vai trò là công cụ quản lý hiệu quả, đồng thời không gây gánh nặng hành chính quá mức cho doanh nghiệp, cần:

Thứ nhất, ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết các thủ tục, biểu mẫu, thời gian xử lý nhằm tránh tình trạng mỗi bộ áp dụng một cách khác nhau.

Thứ hai, tăng cường số hóa quy trình giám sát, liên thông dữ liệu giữa các cơ quan như Bộ Công Thương - Hải quan - Công an - Quốc phòng.

Thứ ba, tổ chức tập huấn định kỳ cho doanh nghiệp và cơ quan thực thi về hàng hóa lưỡng dụng, kiểm soát giao dịch nhạy cảm.

Thứ tư, đưa quy định về chế tài xử lý vi phạm mang tính răn đe mạnh mẽ hơn vào nghị định hoặc một văn bản liên quan.

Kinh nghiệm quốc tế và tính hội nhập của dự thảo

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuỗi cung ứng xuyên quốc gia ngày càng phức tạp, việc xây dựng hệ thống kiểm soát thương mại chiến lược là một tiêu chí then chốt để các quốc gia được đánh giá là có “năng lực tuân thủ quốc tế” (compliance capacity). Dự thảo Nghị định của Việt Nam đang từng bước tiếp cận các chuẩn mực này, song vẫn cần nhìn rộng hơn để học hỏi và điều chỉnh chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tại Hoa Kỳ, mô hình kiểm soát gắn với an ninh quốc gia. Theo đó, Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát hàng hóa lưỡng dụng với cơ chế “Export Administration Regulations” (EAR) và danh mục “Commerce Control List” (CCL). Mọi mặt hàng có khả năng hỗ trợ phát triển vũ khí hủy diệt, công nghệ cao, thậm chí trí tuệ nhân tạo, đều nằm trong diện kiểm soát. Điểm đáng chú ý là Mỹ áp dụng cơ chế hậu kiểm và chế tài rất mạnh, cùng với việc duy trì “Danh sách thực thể” (Entity List) để cấm giao dịch với các bên bị nghi ngờ.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc sử dụng mô hình hỗn hợp công nghệ - pháp lý. Là thành viên của Thỏa thuận Wassenaar, Hàn Quốc xây dựng hệ thống kiểm soát chiến lược dựa trên nền tảng Luật Kiểm soát Thương mại Quốc tế, phân loại hàng hóa theo danh mục lưỡng dụng quốc gia, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ bắt buộc khi tham gia giao dịch hàng hóa công nghệ cao. Hàn Quốc cũng đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để nhận diện rủi ro trong khai báo xuất nhập khẩu.

Còn Singapore là hài hòa pháp lý và thuận lợi hóa thương mại. Cụ thể, Singapore áp dụng mô hình “Strategic Goods Control Act” với cơ chế khai báo trước - xét duyệt sau - hậu kiểm kỹ thuật số. Đặc biệt, nước này cho phép doanh nghiệp tiếp cận bộ công cụ xác định hàng hóa lưỡng dụng trực tuyến (Online Self-Assessment Tool), đồng thời hướng dẫn rất cụ thể cách xây dựng ICP. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa tuân thủ, vừa duy trì tốc độ giao dịch thương mại nhanh chóng.

Từ kinh nghiệm quốc tế, có thể rút ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam:

Một là, hài hòa danh mục hàng hóa lưỡng dụng với hệ thống CCL của Mỹ, EU và các nước ASEAN để dễ dàng kết nối và truy vết giao dịch xuyên biên giới.

Hai là, thiết lập hệ thống danh sách thực thể đáng ngờ (danh sách đen) để cảnh báo sớm các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm phổ biến vũ khí hoặc chuyển giao công nghệ nhạy cảm.

Ba là, đầu tư nền tảng số và hệ thống đánh giá rủi ro tự động để nâng cao năng lực phát hiện sai phạm, giảm lệ thuộc vào quy trình kiểm tra thủ công.

Bốn là, xây dựng bộ công cụ “tự đánh giá trực tuyến” cho doanh nghiệp về tính lưỡng dụng của hàng hóa, gắn với hướng dẫn minh bạch và cập nhật thường xuyên.

Năm là, tăng cường hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế như UNODA, EU P2P, Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ (BIS) để nâng cao trình độ thể chế và đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu.

Dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi đúng hướng, thể hiện rõ tinh thần chủ động hội nhập và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương nhạy cảm. Với một số điều chỉnh hợp lý, văn bản này sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp Việt Nam đảm bảo an ninh quốc gia, thực thi cam kết quốc tế và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

PGS, TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Ngày 15/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn

Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn 'tọa độ vàng'

Trong buổi lễ thiêng liêng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ai cũng mong muốn lưu giữ cho riêng mình những khoảnh khắc đẹp nhất.

Tin cùng chuyên mục

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...
Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Ngày 14/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

169 hạt sen Việt Nam sẽ cùng nữ phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất vào tối 14/4/2025 theo giờ Việt Nam.
Thể lệ Cuộc thi

Thể lệ Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” qua 75 năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là chân lý không thể xuyên tạc.
Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam không chỉ là một gốc cây bị chặt, mà là biểu tượng của ký ức cộng đồng bị tổn thương vì thiếu cơ chế gìn giữ và chia sẻ lợi ích.
Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Đây là khẳng định của lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong buổi ra mắt “Sách Trắng 2025” tổ chức ngày 11/4/2025, tại Hà Nội.
Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Hành vi lệch chuẩn của Lê Việt Hùng gây tác động xấu đến nhận thức xã hội, cần được xem xét xử lý nghiêm để bảo vệ kỷ cương và uy tín công quyền.
Ngành Công Thương chủ động đón đầu

Ngành Công Thương chủ động đón đầu 'cách mạng' AI

Sáng 11/4, Đoàn Thanh niên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức buổi đào tạo về ứng dụng và làm chủ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm nâng cao hiệu suất công việc.
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Hà Nội đang trải qua cơn sốt đất khiến các nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo về "bóng ma" bong bóng bất động sản 2008.
Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Ngày 10/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

Đây là nhận định nêu trong báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2024, triển vọng tăng trưởng năm 2025 do Đại học Kinh tế quốc dân công bố sáng 10/4.

'Người tốt, việc tốt' - lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Việc tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" cho các cá nhân tại Hà Nội đã góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.
Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt

Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt

Ngày 9/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tham vấn chính sách xây dựng Luật Thương mại điện tử.
Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Hình ảnh, câu chuyện về 'người hùng nhí' Nam Phong - chưa đầy 3 tuổi, nhanh trí, xử lý “vượt tuổi” để cứu bạn - đã lan tỏa những cảm xúc đẹp trong cộng đồng...
Mobile VerionPhiên bản di động