Thứ ba 22/04/2025 17:28

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

“Khát vọng hòa bình không chỉ là mong ước, mà là cốt cách của người Việt từ bao đời”. Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, nhà nghiên cứu lịch sử Đảng.

Khát vọng hòa bình không chỉ là mong ước, mà là cốt cách của người Việt từ bao đời”. Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Danh Tiên - nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Với hơn 30 năm nghiên cứu về lịch sử dân tộc, ông đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò của tư tưởng hòa bình như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các giai đoạn phát triển của đất nước.

Tròn nửa thế kỷ kể từ ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, những ký ức thiêng liêng về mùa Xuân lịch sử năm 1975 vẫn như một ngọn lửa âm ỉ cháy trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam.

Giữa dòng chảy ấy, những người làm công tác nghiên cứu lịch sử vẫn bền bỉ như những “người gác đền” thầm lặng, gìn giữ từng trang sử, soi sáng quá khứ để kiến tạo tương lai. Một trong những gương mặt tiêu biểu ấy chính là PGS.TS Nguyễn Danh Tiên.

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Là nhà nghiên cứu lịch sử được đào tạo bài bản, trưởng thành từ môi trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, hiện ông đang đảm nhiệm cương vị Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - nơi lưu giữ và nghiên cứu sâu sắc những dấu mốc mang tính bản lề của cách mạng Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Danh Tiên không chỉ là tác giả của nhiều công trình khoa học có giá trị mà còn là người góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc qua từng trang viết, từng cuộc tọa đàm, hội thảo chuyên sâu.

Nhân dịp lễ trọng đại này - 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Công Thương đã có cuộc trò chuyện cùng PGS.TS Nguyễn Danh Tiên với chủ đề: “30/4 - 50 năm dấu ấn lịch sử và sức mạnh của một dân tộc yêu hòa bình”.

Kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng

- Thưa PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, trong 50 năm qua, đất nước ta đã không ngừng nỗ lực để hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Theo ông, bài học nào từ chiến thắng 30/4 vẫn còn nguyên giá trị với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay?

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Tôi cho rằng, đó là bài học kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước: giàu mạnh, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.

Bước vào thời kỳ đổi mới, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, “đánh giá đúng sự thật”, “nói rõ sự thật”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) đã đề ra “Đường lối đổi mới toàn diện đất nước”, đánh bước ngoặt trên hành trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, lý luận về chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới từng bước được bổ sung, phát triển phù hợp với thực tiễn đất nước.

Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh 1991) và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng chủ trương: Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; thực hiện ba đột phá chiến lược: đổi mới thể chế phát triển, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; đồng thời, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng;

Song song đó, nhất quán thực hiện bốn kiên định: kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng (chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh), kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới, kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; giải quyết các mối quan hệ lớn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, với phương châm: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; quốc phòng - an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.

Thực hiện đường lối của Đảng, Quốc hội đã thể chế hóa bằng Hiến pháp (1992, 2013) cùng với hệ thống pháp luật và các đạo luật cơ bản, tạo cơ sở pháp lý ngày càng đồng bộ và phù hợp với quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Chính phủ cụ thể hoá thành các cơ chế, chính sách và những giải pháp cụ thể để quản lý, quản trị, điều hành công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sau gần 40 năm đổi mới, với tinh thần đoàn kết thống nhất, với ý chí và khát vọng vươn lên “sánh vai với các cường quốc năm châu” như tâm nguyện của Bác Hồ và ước vọng của toàn dân tộc; với quyết tâm xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc.

Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, hội nhập sâu, rộng vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu, nền văn minh nhân loại.

Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng được nâng cao. Đến năm 2024, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,09%; quy mô nền kinh tế đạt khoảng 470 tỷ USD, đứng thứ 33, giá trị thương hiệu quốc gia đạt 507 tỷ, xếp thứ 32/193 nước; xuất khẩu đạt khoảng 405 tỷ USD; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 31 tỷ USD. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp hạng 44/132 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn khoảng 1,9%. Chỉ số hạnh phúc tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143. Chỉ số phát triển bền vững (SDG) xếp thứ 54/166 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn, hấp dẫn của các doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư, du khách và bạn bè quốc tế.

Đó là kết quả của ý chí, nghị lực phi thường và sự đổi mới, sáng tạo của con người Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, khẳng định chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và xu thế phát triển của thời đại”.

Gánh vác sứ mệnh lịch sử

- Là người giảng dạy và truyền cảm hứng lịch sử cho nhiều thế hệ cán bộ, sinh viên, ông nghĩ thế hệ trẻ ngày nay nên nhìn nhận sự kiện 30/4 ra sao để thấy được trách nhiệm và lý tưởng sống của mình với đất nước?

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Câu hỏi rất ý nghĩa. Thế hệ trẻ ngày nay cần nhận thức sâu sắc tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của sự kiện 30/4 (như đã trình bày ở trên) để thấy được trách nhiệm và lý tưởng sống của mình với đất nước.

Với Đại thắng mùa Xuân 1975, ông cha ta đã hoàn thành sứ mệnh và hiện thực hóa khát vọng hòa bình, độc lập và thống nhất non sông. Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí và bản lĩnh của các thế hệ đi trước, vấn đề đặt ra cho thế hệ trẻ hiện nay là phải gánh vác sứ mệnh lịch sử và hiện thực hóa khát vọng xây dựng một nước Việt Nam: Phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Thế hệ trẻ đã và đang kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước

Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó, thế hệ trẻ ngày nay phải tích cực rèn đức, luyện tài; xây dựng đạo đức trong sáng, lối sống có văn hóa; phát huy tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn, tự cường và tự hào dân tộc; kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo các tổ chức Đoàn các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội…

Thông điệp dành cho thế hệ trẻ

- Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, ông có kỳ vọng hay thông điệp gì muốn gửi gắm - không chỉ với thế hệ trẻ mà với toàn xã hội hôm nay - về tinh thần đại đoàn kết, khát vọng hòa bình và phát triển bền vững?

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Thực tiễn lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam là minh chứng hùng hồn khẳng định: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu chuộng hòa bình.

Trải qua các thời kỳ lịch sử, dân tộc Việt Nam không bao giờ cam chịu và khuất phục sự áp bức, bóc lột và thống trị của kẻ thù xâm lược. Khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc “triệu người như một” đã tạo nên sức mạnh vô địch để dân tộc ta chiến thắng kẻ thù xâm lược, giành được những thắng lợi vĩ đại trong thế kỷ XX và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng khát vọng hòa bình, độc lập tự do và thống nhất non sông vẫn là động lực làm nên cốt cách, bản lĩnh con người Việt Nam; là nền tảng cơ bản và động lực to lớn để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy cao độ truyền thống yêu nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới nhằm từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng một nước Việt Nam: Hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc và văn hiến.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Ngày Giải Phóng Miền Nam

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa