Giải bài toán thiếu điện: Cần sự chung tay của các Bộ, ngành

Theo các chuyên gia, để giải bài toán thiếu điện, cần sự chung tay có trách nhiệm của các Bộ ngành trong việc gỡ nút thắt về cơ chế, chính sách.
Giải bài toán thiếu điện: Kiểm soát nhu cầu Giải bài toán thiếu điện: Cách nào?

"Áp lực" trong cung ứng điện

Chia sẻ về những áp lực trong cung ứng điện hiện nay, ông Nguyễn Quốc Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, từ các tháng 3, 4 năm 2023 bắt đầu xuất hiện những điểm khó khăn trong quá trình vận hành hệ thống điện. Tình hình đặc biệt căng thẳng bắt đầu vào cuối tháng 5 với phụ tải sử dụng điện tăng đột biến.

Từ tháng 4 đến nay, việc cấp điện gặp nhiều khó khăn. Sản lượng điện toàn hệ thống có sự thay đổi rất mạnh, tăng phụ tải lên tới hơn 453 triệu kWh, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022. Cũng như các nước khác trên thế giới, việc thiếu điện ở Việt Nam liên quan rất lớn đến tình trạng El Nino.

Giải bài toán thiếu điện: Cần sự chung tay của các Bộ, ngành
Ông Nguyễn Quốc Trung – Phó Giám đốc Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia

Hàng loạt hồ thủy điện khác khu vực miền Bắc cũng đang ở mực nước chết. Cùng với suy giảm nguồn phát từ các thủy điện các nhà máy nhiệt điện cũng gặp nhiều sự cố do phải vận hành tối đa công suất trong thời gian dài.

Đặc biệt, tháng 6, nhu cầu sử dụng điện tiếp tục tăng cao trong khi hạn hán căng thẳng. Theo thông lệ, hồ Lai Châu, ở vị trí trên cùng dòng sông Đà, trong vòng 100 năm thì có một năm hạn hán với lượng nước về đạt 180m3/s. Tuy nhiên, theo số liệu ghi nhận được mấy ngày gần đây, lưu lượng nước về đạt khoảng 130m3/s. Ngoài ra, còn nhiều hồ lớn khác có mực nước bằng hoặc dưới mực nước chết.

Hiện, còn duy nhất hồ Hòa Bình giữ được nước, bảo đảm cung cấp điện. Còn tại các nhà máy nhiệt điện, do vận hành kéo dài trong nắng nóng nên nhiều tổ máy phát sinh sự cố, bắt buộc phải giảm công suất, càng gây thiếu hụt điện.

Thêm khó khăn nữa trong việc cung ứng điện hiện nay, việc nhập khẩu điện hiện nay cũng không hề dễ dàng khi việc bán điện từ Trung Quốc và Lào đều gặp khó khăn. Ông Nguyễn Hữu Khải, Trưởng phòng kinh doanh mua bán điện của Công ty Mua bán điện thuộc EVN cho biết, điện nhập khẩu từ Trung Quốc về chỉ khoảng 4 triệu kWh/ngày, nhập từ Lào về hơn 7 triệu kWh/ngày. Điện nhập khẩu chiếm rất thấp, khoảng 1,3% trên tổng lượng điện tiêu thụ gần 900 triệu kWh/ngày. Việc nhập khẩu điện được thực hiện từ năm 2005 đến nay và vẫn đang được thực hiện. Tuy nhiên những ngày qua, lượng điện Trung Quốc bán cho Việt Nam cũng suy giảm nhiều.

"Để đảm bảo cung ứng điện, EVN đã huy động tất cả các nguồn điện trên toàn quốc, kể cả các nguồn điện chạy dầu ở mức trên 5.000 đồng/kWh" -

Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) thông tin.

Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh, cho biết: Lý do thiếu điện vì gần như miền Bắc không có nguồn cung điện mới. Giai đoạn 2019, các chuyên gia đã thảo luận về cơ chế thúc đẩy đầu tư năng lượng tái tạo ở miền Bắc. Lúc đó, cơ chế giá FIT (giá ưu đãi) lần thứ 2 cho điện mặt trời chưa được ban hành. Trong một dự thảo do Bộ Công Thương đưa ra đã có nêu vấn đề cần phải phân vùng để có ưu đãi giá khác nhau.

Ông Hà Đăng Sơn dẫn chứng: "Ví dụ các khu vực thuận lợi đầu tư, nắng tốt nhưng nghẽn về lưới truyền tải thì nên hạn chế bằng giá FIT thấp. Thay vào đó ưu tiên cho khu vực miền Bắc, khu vực khó khăn, không thuận lợi bằng giá FIT cao hơn. Nhưng dự thảo này không được thông qua".

“Chúng tôi không biết làm sao những phân tích, đánh giá, đề xuất đó không được chấp nhận và chúng ta có giá FIT 2 ngang bằng giữa khu vực miền Bắc với nơi khác. Điều này dẫn đến vấn đề nhà đầu tư nhìn nhận rõ ràng xây dựng ở miền Bắc khó khăn hơn nhiều, nắng kém hơn khu vực Bình Thuận và Ninh Thuận, nên họ tiếp tục dồn vốn vào các dự án điện mặt trời, sau là điện gió về những khu vực Tây Nguyên, Bình Thuận, Ninh Thuận, những nơi đang bị nghẽn truyền tải rất lớn. Đó là lý do có lượng nguồn điện mới rất lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả”, ông Sơn nêu.

Cần sự chung tay của các bộ, ngành

Để thúc đẩy phát triển hệ thống truyền tải điện, giảm thiểu nguy cơ thiếu điện, theo các chuyên gia nhận định, việc cần làm ngay là phải sớm gỡ rào cản cơ chế, dám chịu trách nhiệm và gỡ nút thắt về nguồn, về đầu tư.

Bàn luận về vấn đề này, ông Võ Quang Lâm, Tổng Giám đốc EVN cho biết, khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt khởi xướng xây dựng đường dây 500kV Bắc Nam mạch 1 mất rất nhiều thời gian, nhưng đến mạch 2 nhanh hơn rất nhiều do cơ chế chính sách ưu đãi, thuận tiện.

"Tuy nhiên, hiện để làm đường dây từ Quảng Trạch (Quảng Bình) ra đến Phố Nối (Hưng Yên), các thủ tục sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Bởi với Luật Đầu tư hiện nay, riêng việc xác định chủ đầu tư, thủ tục đầu tư, các loại chứng nhận cũng là một vấn đề nan giải" - ông Lâm nhận định.

"Việt Nam đang trong một giai đoạn rất khó khăn để lựa chọn trong những năm tới sẽ chọn phương án nào để đầu tư và phân bổ nguồn điện ở các vùng" - Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng Xanh cho biết.

Ông Lâm cho biết thêm, đây cũng là lý do EVN giao cho Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) tích cực làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm sao để tháo gỡ, để ngay lập tức khi Bộ Công Thương có kế hoạch triển khai Quy hoạch điện 8, EVN và EVNNPT có thể triển khai ngay việc này.

Góp ý thêm, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng Xanh cho biết, Việt Nam đang phải làm một quy hoạch điện quá xa nên không sát với thực tế. Theo quy định của Luật Quy hoạch phải sau 10 năm mới có sự điều chỉnh. Nếu theo Luật Quy hoạch, chỉ có 4 điều được quy định liên quan đến quy hoạch điện và không có bất kỳ hướng dẫn nào đi kèm.

"Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hướng dẫn các bộ liên quan đến việc triển khai các quy định về quy hoạch với ngành điện. Tôi chưa nhìn thấy vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ở đâu”, ông Sơn nói.

Mặc dù trong Quyết định 500 của Thủ tướng liên quan đến Quy hoạch điện 8 cho biết tạo điều kiện tối đa, không hạn chế với các dự án điện mặt trời mái nhà, không nối lưới, tức tự dùng; nhưng hiện nay chưa có quy định, cơ chế chính sách hỗ trợ và định hướng cho nguồn này.

Theo đó, ông Hà Đăng Sơn cho rằng, việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư năng lượng tái tạo chưa phù hợp. Bởi sau khi hết cơ chế giá FIT, các doanh nghiệp đã xem xét vấn đề đầu tư cho các dự án điện mặt trời mái nhà nhưng gặp rất nhiều vướng mắc trong giấy phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy.

Giải bài toán thiếu điện: Cần sự chung tay của các Bộ, ngành
Ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh

“Kết luận của Thanh tra Chính phủ về điện mặt trời khi đưa lên phương tiện truyền thông đã tạo "sóng" với các nhà đầu tư, họ lo lắng về rủi ro pháp lý. Đặc biệt, trong kết luận có nhiều điểm "ngầm" hiểu việc các nhà đầu tư có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý cho dự án năng lượng tái tạo. Trong khi, chúng ta vẫn hô hào phải làm sao thu hút vốn tư nhân, thị trường hóa, xã hội hóa, phá bỏ thế độc quyền của EVN, nhưng cơ chế chính sách không hỗ trợ các nhà đầu tư làm điều đó”, ông Sơn chỉ ra.

Đồng quan điểm, TS.Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, cho biết, để giải quyết vấn đề thiếu điện, cần nhìn vào thực tế. Trước mắt, những nhà máy điện than đang ở trong quy hoạch, đã được phê duyệt cần đẩy nhanh tiến độ hơn, đừng nói đến điện gió, điện gió ngoài khơi vì nếu chờ kế hoạch hành động để triển khai quy hoạch điện 8 thì có thể 1 năm sau chưa chắc đã có.

"Cần có một chính sách nhà đầu tư, người tiêu dùng dự tính được. Chúng ta cần tạo cơ chế tốt nhất cho các chủ đầu tư. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khi trao đổi với tôi đều cho rằng không nhìn thấy cơ hội đầu tư năng lượng tái tạo nữa. Chừng nào việc đầu tư không được đảm bảo sinh lời, không có rủi ro pháp lý, chừng đó các nhà đầu tư mới bỏ tiền vào đầu tư” - TS. Nguyễn Đình Cung cho biết.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tình trạng thiếu điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Công ty Điện lực Bạc Liêu tập trung đầu tư vào hạ tầng lưới điện

Trong năm 2024, Công ty Điện lực Bạc Liêu đã bố trí 282 tỷ đồng để triển khai 36 công trình xây dựng lưới điện, gần gấp đôi vốn đầu tư so với năm 2023.
Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

UBND tỉnh Lai Châu vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Pắc Ma.
Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Đây là sự phối hợp hiệu quả giữa EVNNPC và UBND tỉnh Sơn La trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương.
Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Năm 2024, Công ty Thủy điện Quảng Trị đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số để tối ưu quy trình, nâng cao năng suất lao động.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đợt 2 được Quốc hội thông qua ngày 21/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào 30/11.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3047/QĐ-BCT ngày 15/11/2024 về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025.
Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi) đã giải quyết cơ bản các điểm nghẽn được chỉ ra trong báo cáo giám sát thực thi chính sách phát triển năng lượng 2016-2021 của Quốc hội.
Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Luật Điện lực (sửa đổi) sớm ban hành sẽ giúp "khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, pháp luật, cải cách ngành điện hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển".
Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) triển khai giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương những tháng cuối năm 2024.
Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV trên địa bàn.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Tại buổi họp kế hoạch cung ứng điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có những chỉ đạo cụ thể, sát sao xác định rõ các yêu cầu cho từng đơn vị.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’ với các hoạt động phong phú, thiết thực để tri ân chân thành, sâu sắc đến khách hàng sử dụng điện.
Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Để cung cấp điện năm 2025, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng phụ tải.
Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Theo kế hoạch đến 31/12/2024, ngành Điện Hà Giang sẽ thực hiện xử lý xong các điểm vi phạm khoảng cách pha đất, đảm bảo an toàn hành lang lưới điện.
Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.
PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk tăng cường các công tác phát quang hành lang tuyến, tuyên truyền an toàn điện, đặc biệt là các khu vực có diện tích rừng trồng, rừng nguyên sinh lớn.
Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân về triển khai đầu tư dự án Trạm biến áp 110 kV Sân bay Cam Ranh và đấu nối.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động