Chủ nhật 22/12/2024 18:44

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện những cơ chế, chính sách về công nghiệp, thương mại theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.

Ngày 14/5/2024, tại Thủ đô Sofia, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương đã tham dự Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Bulgaria. Tại đây, các thành viên trong Đoàn công tác của Bộ Công Thương đã chia sẻ cụ thể về tình hình phát triển kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng như những điều kiện thuận lợi về chơ chế, chính sách... để doanh nghiệp Bulgaria quan tâm tìm hiểu và xây dựng kế hoạch đầu tư.

TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương phát biểu tại Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Tại Tọa đàm, TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương khẳng định, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện những cơ chế, chính sách về công nghiệp và thương mại theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư từ Bulgaria nói riêng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Những cơ chế, chính sách về công nghiệp và thương mại của Việt Nam ngày càng thông thoáng, minh bạch và phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương.

Minh chứng, trong lĩnh vực công nghiệp, TS. Nguyễn Văn Hội cho biết, Nghị quyết về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị) đã định hướng các chính sách: Phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp; Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên; Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp: Phát triển doanh nghiệp công nghiệp; Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp; Khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp; Khai thác tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp.

Trong lĩnh vực năng lượng, Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị) đã đề ra tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch; công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, xoá bỏ mọi rào cản để thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án năng lượng trong và ngoài nước; khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài có quy mô, chất lượng và hiệu quả cho ngành năng lượng; đổi mới chính sách tài chính theo hướng khuyến khích, thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương đã tham dự Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Bulgaria
Nhiều đại biểu, doanh nghiệp, tập đoàn tại Bulgaria tham dự Tọa đàm và quan tâm đến các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 (Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ) đã xác định phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; chú trọng đầu tư phát triển xuất khẩu các sản phẩm kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường cạnh tranh; kêu gọi các tập đoàn lớn, đa quốc gia tham gia đầu tư các dự án sản xuất xuất khẩu, ưu tiên những dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, sản phẩm có tính cạnh tranh cao và có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; thu hút đầu tư từ một số đối tác trọng điểm, nhất là các đối tác có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực công nghệ, đồng thời lành mạnh hóa, hợp lý hóa cán cân thương mại; tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, tạo tính lan tỏa, cùng liên kết, hợp tác và phát triển.

Về thương mại trong nước, TS. Nguyễn Văn Hội thông tin, Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ) xác định thu hút đầu tư chợ đầu mối cấp vùng, chợ đầu mối theo tiêu chuẩn quốc tế; thu hút đầu tư, tạo cực tăng trưởng, liên kết vùng... theo đúng quy luật của thị trường; đồng thời ban hành các chính sách thu hút đầu tư vào phát triển thương mại trong nước, tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nội địa.

Đồng thời, hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Bulgaria nói riêng được khuyến khích, tạo điều kiện theo pháp luật chuyên ngành về công nghiệp và thương mại, bao gồm Luật Hóa chất, Luật Điện lực, Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương.

Bên cạnh đó, thực hiện Luật Quy hoạch năm 2017, Việt Nam đã xây dựng 03 quy hoạch cấp quốc gia, bao gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; 38 quy hoạch ngành quốc gia, trong đó gồm các quy hoạch ngành Công Thương như: (i) Quy hoạch tổng thể về năng lượng; (ii) Quy hoạch phát triển điện lực; (iii) Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt; (iv) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ; (v) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản; cũng như 6 quy hoạch vùng và 63 quy hoạch tỉnh bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch; bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước về công nghiệp, năng lượng và thương mại.

Một lần nữa, TS. Nguyễn Văn Hội khẳng định, Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện các chính sách về công nghiệp và thương mại thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Bulgaria hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Tin cùng chuyên mục

Ngành phân bón tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Luật Điện lực (sửa đổi) sẽ khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận: Công nghệ nào cho Việt Nam?

Bước tiến mới trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Công Thương

TS. Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) khơi thông các điểm nghẽn để phát triển bền vững

Nâng cao năng lực chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0

Bộ Công Thương phát triển nhân lực số để chuyển đổi số hiệu quả

Để văn hóa không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nguồn lực kinh tế vô tận

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Cổng FTAP: Cung cấp thông tin FTA hữu ích tới cộng đồng doanh nghiệp

Tái khởi động điện hạt nhân: Quyết sách chiến lược vì tương lai năng lượng Việt Nam

Vượt qua rào cản để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh: Việt Nam trên hành trình phát triển bền vững

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để 'khơi dòng' tài chính xanh

'Bệ phóng' tài chính xanh: Đưa Việt Nam đến tăng trưởng bền vững

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương