Thứ sáu 27/12/2024 01:41

Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Ấn Độ hậu đại dịch

Tính đến nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 8 vào thị trường Ấn Độ. Cả hai nước đều đang chú trọng đến việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, đầu tư và đặt mục tiêu tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là trong bối cảnh nhiều chuỗi liên kết, cung ứng bị đứt gãy do dịch Covid- 19.

Duy trì tốt kim ngạch thương mại, đầu tư

Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cho biết, Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia quan trọng trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Từ năm 2009, khi Việt Nam - Ấn Độ cùng tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, thương mại hai nước đã có bước phát triển vượt bậc.

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày là những ngành thế mạnh của Ấn Độ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam để được hưởng ưu đãi từ EVFTA

Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ năm 2019 đạt trên 11,2 tỉ USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt trên 6,6 tỉ USD và chiều ngược lại xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đạt gần 4,6 tỉ USD. Tính đến tháng 8/2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ vẫn đạt trên 5 tỉ USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt gần 2,6 tỉ USD và chiều ngược lại xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam đạt trên 2,4 tỉ USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Ấn Độ là máy tính, điện thoại và linh kiện, đạt xấp xỉ 1,1 tỉ USD. Trong khi đó, các mặt hàng Ấn Độ đang xuất khẩu vào Việt Nam gồm sắt thép, máy móc, thiết bị, phụ tùng, dược phẩm...

Đến nay, dù tình hình dịch bệnh vẫn còn nhưng hai nước vẫn đặt ra mục tiêu sớm đưa kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ đạt mức 15 tỉ USD trong thời gian tới.

Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực đã mở ra triển vọng thu hút đầu tư Ấn Độ vào Việt Nam ở những lĩnh vực mà quốc gia này có thế mạnh như sản xuất bông, vải dệt nhuộm. Theo lộ trình cam kết của EU, hàng dệt may của Việt Nam làm từ vải xuất xứ tại Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 0% trong khi hàng dệt may của Ấn Độ phải nộp thuế 9,6%, nên doanh nghiệp Ấn Độ có thể chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư để được hưởng mức thuế thấp hơn.

Về đầu tư, tính đến nay Ấn Độ đứng thứ 26 trên 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 272 dự án, tổng vốn đăng kí trên 887 triệu USD, tập trung chủ yếu vào khai thác dầu khí, chế biến khoáng sản, công nghệ thông tin, nông sản. Với việc đang kiểm soát tốt dịch Covid-19, Việt Nam đang là một điểm đến an toàn và tin cậy dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, khi làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc bắt đầu.

Ông Pranay Verma - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam - đánh giá, Việt Nam là đối tác quan trọng về kinh tế đầu tư, thương mại của Ấn Độ. Hai nước cần thúc đẩy thương mại hơn nữa trong thời gian tới, sau dịch bệnh nhu cầu tìm kiếm đa dạng hóa đối tác, thị trường mới.

Khai thác tốt thế mạnh của DN hai nước

Theo ông Mahesh Desai - Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu ngành cơ khí Ấn Độ - cho biết, Việt Nam là đối tác chiến lược về thương mại và vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác, hợp tác phát triển cùng các DN Ấn Độ. Cả Việt Nam và Ấn Độ đều đang chú trọng đến nền tảng kĩ thuật, sản xuất và đặt mục tiêu tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều chuỗi liên kết, cung ứng bị đứt gãy do dịch bệnh, cả Ấn Độ và Việt Nam đều có nhu cầu tìm kiếm nhiều đối tác mới, thị trường mới. Do đó, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại để liên kết với các đối tác, DN Việt Nam nhằm khai thác các tiềm năng của hai nước. Thực hiện các chương trình kết nối chuyên sâu, trên nền tảng trực tuyến trong bối cảnh ảnh hưởng dịch Covid - 19 như hiện nay.

Các nhà đầu tư Ấn Độ cũng sẽ chú trọng mở rộng đầu tư sang Việt Nam trong các lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh như nguyên phụ liệu dệt may, da giày, nguyên liệu thức ăn gia súc… để được hưởng ưu đãi của theo Hiệp định EVFTA.

Từ phía Chính phủ Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các DN hai nước tăng cường trao đổi, kết nối và hợp tác thì việc đưa quan hệ thương mại song phương tăng lên 15- 20 tỷ USD trong tương lai gần. Việt Nam sẽ nỗ lực tối đa để tăng trưởng hợp tác kinh tế nội khối cũng như phát triển quan hệ chiến lược với các đối tác bên ngoài khu vực trong đó có Ấn Độ. Đối với Việt Nam, một số lĩnh vực sẽ tập trung hợp tác với Ấn Độ trong thời gian tới bao gồm dược phẩm, năng lượng, điện tử và công nghệ thông tin...

Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Khai mạc ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Khai mạc Tuần hàng Việt ‘Made in Vietnam 2024’

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành thiết bị làm bánh tại Việt Nam

Khai mạc Tuần lễ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm ngành lương thực thực phẩm

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Hà Nội: Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Xúc tiến, quảng bá nông sản Yên Bái tại Hà Nội

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng mà trở thành điều kiện tiên quyết

Khai mạc Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024

Chủ tịch chuỗi gần 150 siêu thị thực phẩm Nhật Bản đến Đà Nẵng tìm nguồn hàng