Thứ tư 25/12/2024 22:53

Thêm 79 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Thông tư số 19/2022 thay thế thay thế cho Thông tư số 19/2021, Bộ Nông nghiệp đã bổ sung thêm 79 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Ngày 2/12/2022, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Thông tư số 19/2022/TT-BNNPTNT về Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam thay thế cho Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2021.

Lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra mặt hàng thuốc Bảo vệ thực vật

Theo đó, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm 1.758 hoạt chất với 4.374 tên thương phẩm. Trong đó, nhóm thuốc trừ sâu chiếm nhiều nhất với 689 hoạt chất và 1.670 tên thương phẩm. Tiếp đến là thuốc trừ bệnh có 651 hoạt chất với 1.492 tên thương phẩm, thuốc trừ cỏ có 256 hoạt chất với 765 tên thương phẩm...

So với Thông tư cũ, Thông tư mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành và có hiệu lực từ 16/1/2023, có thêm 79 hoạt chất với 301 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, chủ yếu nằm trong nhóm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ.

Thông tư này vẫn giữ nguyên 31 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam bao gồm các hoạt chất: 2.4.5 T, Captan, Captafol, Methamidophos, Aldrin, Carbofuran, Chlordane, Methyl Parathion, Parathion Ethyl, BHC, Lindane...

Từ năm 2017 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ 12 hoạt chất gồm Carbendazim, Thiophanate Methyl, Benomyl, Paraquat, 2,4D, Acephate, Diazinon, Zinc phosphide, Malathion, Chlorpyrifos ethyl, Fipronil, Glyphosate với 1.706 tên thương phẩm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.

Cuối năm 2021, Cục Bảo vệ thực vât (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có công văn gửi các hiệp hội và các tổ chức, cá nhân kinh doanh về kế hoạch rà soát, loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật.

Dự kiến kế hoạch các hoạt chất sẽ được đưa ra khỏi danh mục trong quý II/2022, gồm hoạt chất Carbosulfan, Benfuracarb. Tuy nhiên, trong Thông tư mới, hai hoạt chất này vẫn nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Lần đầu tiên diễn ra Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025

Công ty Thủy điện Sông Bung trao tặng 30 con bò giống cho hộ nghèo tại tỉnh Quảng Nam

Hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên: Sẽ giảm tới 25 cục, vụ, đầu mối

Báo Công Thương đoạt giải Chuyên đề báo chí toàn quốc viết về tam nông

Gia Lai: Khung cảnh lung linh tại các nhà vườn chong đèn 'thức' cùng hoa Tết

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Thêm 3 công trình thủy lợi vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tăng cường phát triển kỹ năng cho ngành nuôi biển công nghiệp Việt Nam

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi

Đà Nẵng: Xử lý 144 tàu cá không đủ điều kiện khai thác thủy sản thế nào?

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Cả nước còn khoảng 340 hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng nặng

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững