Thay đổi thói quen mua sắm hậu Covid-19

Mua sắm online được nhiều người tiêu dùng lựa chọn trong mùa dịch Covid-19 và dự báo tiếp tục tăng trưởng khả quan sau dịch bệnh. Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao - đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Thưa bà, sau dịch Covid-19 hành vi tiêu dùng đã thay đổi như thế nào?

Qua kết quả khảo sát thị trường được Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao thực hiện cuối tháng 5/2020 và kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar World Panel về thay đổi thói quen tiêu dùng trong giai đoạn bình thường mới cho thấy, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu vì họ thấy kiếm đồng tiền khó hơn trước đây. Nhu cầu mở rộng tiêu dùng trong thời gian dịch bệnh Covid-19 như: Thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay… đến thời điểm này chỉ giảm nhẹ và tiếp tục được người tiêu dùng chú ý. Một số các sản phẩm khác như mỹ phẩm, thời trang hay một số nhu cầu khác như: Chăm sóc sắc đẹp, hoạt động giải trí giảm trong thời gian vừa qua và dự báo tiếp tục giảm.

thay doi thoi quen mua sam hau covid 19

Đặc biệt, ngoài yếu tố chất lượng cảm nhận như ngon/hợp khẩu vị, chất liệu tốt… vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hay an toàn sử dụng được người tiêu dùng hết sức quan tâm khi chọn mua sản phẩm. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ hay thông tin sản phẩm, các sản phẩm tốt cho sức khỏe và ít tác động đến môi trường ngày càng được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Tiếp đó là yếu tố thuận tiện cũng trở thành tác nhân thu hút người tiêu dùng. Theo tôi, những thay đổi này khá tích cực.

Tiêu dùng online trong thời gian cách ly bùng nổ ấn tượng. 82% người tiêu dùng được khảo sát có mua online thời gian cách ly xã hội; trong đó 98% cho biết, sẽ vẫn tiếp tục duy trì mua online trong tương lai. Xu hướng gia tăng mua sắm trực tuyến tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược truyền thông kỹ thuật số và tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ hơn trên thị trường trực tuyến.

Một thông tin nữa chúng tôi muốn chia sẻ đó là theo khảo sát tại các siêu thị lớn ở TP. Hồ Chí Minh sau một thời gian người tiêu dùng tập trung rất ồn ào mua sắm nhu yếu phẩm thì đến nay doanh số các siêu thị này lại giảm, có khi đáng lo. Trong khi đó, tại các cửa hàng tiện lợi, tạp hóa t ong khu dân cư hàng hóa lại bán được nhiều hơn.

Vậy vấn đề đặt ra về chất lượng để cung ứng cho người tiêu dùng hiện nay, thưa bà?

Sản phẩm online hiện được cung cấp khá nhiều, và người tiêu dùng mua sắm, thanh toán khá dễ. Những lý do người tiêu dùng chọn mua sắm trực tuyến đó là: Sự thuận tiện; hàng hóa phong phú, đa dạng, dễ lựa chọn; nhiều ưu đãi, khuyến mại; giao hàng cũng rất nhanh. Tuy nhiên, kèm theo đó là những lo ngại như: Sản phẩm chất lượng kém; vấn nạn hàng giả, hàng nhái; dịch vụ giao hàng, bảo hành kém; hàng đã giao rồi thì không có cách nào để bắt shipper đổi trả lại. Đã đến lúc, các kênh phân phối online phải thông báo, làm rõ chất lượng hoạt động mạng lưới của mình. Từ đó, để người tiêu dùng yên tâm trong mua hàng hóa online.

thay doi thoi quen mua sam hau covid 19

Hiện thị trường trong nước là một trong những chiến lược để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch, bà nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Đại dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại rất lớn cả về con người và kinh tế, các thị trường chính như Hoa Kỳ và EU vẫn đang gặp khó, và chưa trở lại bình thường. Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không vẫn rất cao và chưa phải là phổ biến cho hàng hóa đi lại ở các châu lục. Tôi cho rằng, phải hết năm 2020, một số thị trường xuất khẩu chính mới phục hồi. Chúng ta đang hy vọng trong tháng 7 thị trường du lịch của châu Âu có thể sẽ được mở cửa dần dần. Như vậy, tốc độ sẽ khá là chậm, việc này một lần nữa khẳng định thị trường nội địa là cứu cánh cho doanh nghiệp Việt.

Việc này theo tôi là tốt. Bởi lẽ, nó giúp doanh nghiệp buộc phải xây dựng lại toàn bộ kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là chuỗi cung ứng. Và như vậy, cũng có thời gian để củng cố để quay trở lại thị trường xuất khẩu. Tình thế hiện nay buộc các doanh nghiệp phải hiểu người tiêu dùng một cách đầy đủ từ tâm lý, hành vi cho đến các kênh mà họ sẽ lựa chọn, số tiền, rỏ hàng mua ở thời điểm hiện nay.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cần phải hiểu sâu sắc khách hàng mục tiêu của mình. Thiết kế hành trình của khách hàng, kèm theo đó và định vị thương hiệu. Thay đổi kênh bán hàng vì người tiêu dùng giờ không chỉ mua tại một nơi như trước nữa.

Xin cảm ơn bà!

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Mua sắm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đề xuất, cần tăng cường trách nhiệm của các sàn thương mại điện tử trong trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu,...
Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024: Bước nhảy vọt của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử

Online Friday 2024 không chỉ là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm mà minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

3 nội dung chính của Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024

Diễn đàn Thương mại điện tử và Kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Khách sạn Đối ngoại (Hà Nội) với khoảng 1.000 đại biểu tham dự.
Mô hình

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Mô hình canh tác lúa-tôm vốn không xa lạ với người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng sản phẩm gạo lúa tôm vẫn còn khá mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt.
Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Vừa qua, Công ty Coca-Cola Việt Nam đã khởi động dự án “Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm sơn mài truyền thống cho phụ nữ Duyên Thái".

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng hai con số, chạm mốc 36 tỷ USD, được thúc đẩy chủ yếu bởi lĩnh vực thương mại điện tử và du lịch trực tuyến.
Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Online Friday 2024: Kích hoạt hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn, lan tỏa giá trị hàng Việt trên nền tảng số

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan chỉ đạo quản lý hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử

Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường quản lý đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Bộ Công Thương ra

Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' với sàn thương mại điện tử Temu, Shein

Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện của sàn thương mại điện tử Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024.
Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Online Friday 2024: Khuấy động thị trường thương mại điện tử cuối năm

Từ 0 giờ ngày 29/11, Online Friday 2024 sẽ chính thức mở ra chuỗi "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc" với hàng ngàn sản phẩm được giảm giá, đảm bảo chất lượng.
Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử

Xu hướng tiêu dùng xanh đã và đang “gõ cửa” ngày càng nhiều người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp Việt đã thúc đẩy sản phẩm của mình lên sàn thương mại điện tử
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%

So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế số, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Hà Nội tìm kiếm cơ hội kinh doanh hiệu quả trong thời đại công nghệ số.
Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Sàn thương mại điện tử Amazon cho biết, đã nhận được một số báo cáo về tình trạng mạo danh Amazon và nhân viên Amazon để thực hiện các hành vi lừa đảo.
Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã tới vùng sâu, vùng xa.
Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Nền tảng HKDO được thiết kế để kết hợp các lợi ích của thương mại truyền thống với sức mạnh của thương mại điện tử.
Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Ngày 21/11 diễn ra sự kiện ‘Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024’

Sự kiện quốc gia về Thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/11, tại Hà Nội.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt ShopeePay 25 triệu đồng

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty ShopeePay 25 triệu đồng.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Sẽ chặn sàn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu không tuân thủ qui định của pháp luật Việt Nam

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Thấy gì đằng sau mức giá

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Đằng sau mức giá rẻ 'bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu là hàng loạt người bán hàng bị ép giá, cũng như vô số hàng hóa kém chất lượng, gây nguy hiểm...
Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động